Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêmTrầm cảm
Xin chào Bác Sĩ
Con nhà em học lớp 6, mới lên cấp 2 nên còn bỡ ngỡ. Dạo gần đây, cháu học hành sa sút, từ đứng nhất lớp xuống đến gần cuối. Qua một thời gian, em mới biết cháu bị trầm cảm. Không còn hứng thú trong việc học tập, thậm chí là vui chơi. Cứ đến ngày nghỉ, cháu chỉ ở trong phòng 1 mình, không tiếp xúc nhiều với bố mẹ nữa....Vậy có cách nào để khắc phục không ạ ?
2 bình luận
Mới nhất
Trước tiên, rất biết ơn bạn đã cởi mở chia sẻ vấn đề của con. Theo như bạn chia sẻ, thì con đang có những biểu hiện trầm cảm, từ việc con chỉ ở 1 mình không muốn giao lưu chia sẻ ngay cả với ba mẹ, không có hứng thú với việc vui chơi và học tập khiến ảnh hưởng kết quả học tập giảm sút. Những triệu chứng này là kết quả của tâm lý bế tắc cảm xúc từ những rắc rối khó khăn mà con đã trải qua. Con chưa chủ động chia sẻ với bố mẹ vì con chưa cảm thấy đủ an toàn với bố mẹ mà thôi.
Con đang học lớp 6 nên ước chừng con đang ở độ tuổi 11-12 tuổi. Ở độ tuổi này, môi trường con tiếp xúc thường xuyên là môi trường gia đình và trường học. Chính vì vậy, nguyên nhân phát sinh vấn đề của con có thể liên quan đến những khó khăn phát sinh từ hai môi trường này. Có thể con đã có những áp lực, căng thẳng, sự ức chế hoặc thậm chí là sợ hãi phát sinh từ một trong hai môi trường (hoặc ở cả hai môi trường).
Để giúp đỡ con, trước tiên việc cần làm là tìm hiểu xem con đã trải qua những chuyện gì. Bạn hãy chân thành trò chuyện với con như một người bạn, nói với con rằng bạn đang lo lắng cho con và nhờ con giúp đỡ bạn bằng cách chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của con, chia sẻ những áp lực hay nỗi sợ mà con đang có, ân cần hỏi han con về việc học tập và các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè xung quanh xem có khó khăn, có rắc rối gì hay không. Và cũng đặt các câu hỏi tương tự cho mối quan hệ trong gia đình.
Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thái để lắng nghe con mà không có bất kì sự phán xét nào.
Vì bất kỳ sự cằn nhằn hay phản ứng thái quá nào cũng sẽ khiến con cảm thấy mất đi sự an toàn và thu mình lại không muốn chia sẻ nữa.
Bạn cứ chân thành và kiên trì với con bằng tình yêu thương như thế, dần dần con cảm thấy an toàn. Khi con mở lòng thì con sẽ chia sẻ với bạn để tìm sự giúp đỡ từ gia đình bạn nhé. Khi tìm hiểu được nguyên nhân vấn đề thì tự sẽ có giải pháp.
Đối với người bị trầm cảm, chỉ cần có người lắng nghe họ, khi họ cảm thấy mình được lắng nghe, mình được thấu hiểu thì cảm xúc tiêu cực cũng sẽ được giải phóng và tinh thần ổn định hơn. Cho nên vai trò của người lắng nghe là vô cùng quan trọng.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung
Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng trầm cảm của con bạn là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết kịp thời. Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng này:Tìm hiểu nguyên nhân: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra trầm cảm của con bạn. Có thể do áp lực học tập, sự thay đổi trong cuộc sống, hoặc các vấn đề cá nhân khác. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Tạo môi trường ủng hộ: Hãy tạo một môi trường ủng hộ và yêu thương cho con bạn. Hãy lắng nghe và hiểu rõ tâm tư, tình cảm của con và khuyến khích con chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu tình trạng trầm cảm của con bạn trở nên nghiêm trọng và kéo dài, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia như bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học hoặc nhà trường. Họ có thể cung cấp các phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp.
Khuyến khích hoạt động và sở thích: Hãy khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động và sở thích mà con yêu thích. Điều này sẽ giúp con tìm lại niềm vui và hứng thú trong cuộc sống.
Xây dựng mối quan hệ tốt: Hãy khuyến khích con bạn xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và gia đình. Sự hỗ trợ và giao tiếp tốt với những người xung quanh sẽ giúp con cảm thấy được quan tâm và yêu thương.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Đảm bảo con bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ giấc ngủ và thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên. Điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể của con.
Nhớ rằng, việc khắc phục trầm cảm là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm từ phía gia đình và những người xung quanh. Nếu tình trạng trầm cảm của con bạn không được cải thiện sau một thời gian, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Chúc con bạn sớm vượt qua tình trạng trầm cảm và có một cuộc sống tốt đẹp!
Chuyên mục liên quan