Nuôi dạy con

16 chủ đề
29k tương tác
20k thành viên
avatar

Tạo bài đăng của bạn

Chào mừng thành viên mới tháng 12 - 2024

✌️ Cùng chào mừng tất cả các thành viên mới tham gia vào Cộng đồng Hello Bacsi trong tháng 12/2024 cả nhà ơi!!!


😍 Điểm danh các quyền lợi đặc biệt dành riêng cho thành viên cộng đồng nào:


✅ Tham gia tất cả các Hoạt động/Minigame, săn E- Voucher mua sắm Shopee, Lazada, Tiki, Siêu thị,...

🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥


✅ Hỏi bác sĩ Online 24/7 để được trả lời hoàn toàn miễn phí! => Tạo câu hỏi


✅ Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các chị/em cộng đồng => Tạo bài đăng


👉 N

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
11
1
1
Những lưu ý khi bé bị nấm lưỡi

Bé sử dụng kháng sinh thường xuyên

Bé thường xuyên bú sữa bình hoặc dùng chung đồ dùng với trẻ bị nhiễm nấm

Bé có nguy cơ NHIỄM NẤM LƯỠI khi những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ suy giảm


Vì vậy khi phát hiện trẻ bị nấm miệng bên cạnh việc sử dụng thuốc nấm lưỡi cho trẻ mẹ cần lưu ý:

✔Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ

✔Không hôn miệng bé. Hoặc để nước miếng của mẹ/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ

✔Nếu bé đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho bú

✔Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho bé ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén

✔Rửa sạch đồ chơi của bé hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
5
Xem thêm bình luận
Làm gì để trẻ không nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời điểm, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe con nói dối. Nói dối là một phần trong sự phát triển của trẻ – nhưng có nên để con nói dối?

Tại sao bé nói dối?

Trẻ thường nói dối để:

– Bao biện hết mọi thứ và trẻ sẽ không gặp vấn đề gì cả

– Để xem bạn phản ứng như thế nào khi chúng nói dối

– Làm cho câu chuyện hào hứng hơn và làm cho chúng cảm thấy tốt hơn

– Tạo sự chú ý, thậm chí ngay cả khi chúng biết bạn biết sự thật

– Có được thứ mà trẻ muốn – ví dụ – trẻ nói với bà nội “mẹ cháu thường cho ăn kẹo trước khi ăn tối”.

Khi nào thì trẻ bắt đầu nói dối?



Trẻ có thể học được cách nói dối từ rất nhỏ, thường là lúc 3 tuổi. Đó là khi trẻ nhận ra bạn không thể đọc được suy nghĩ của chúng, vì vậy trẻ có thể nói những thứ không đúng sự thật khi trẻ nhận ra bạn không biết về những thứ đó.

Giai đoạn trẻ 4-6 tuổi, lúc này bé nói dối nhiều hơn. Trẻ cảm thấy tốt hơn khi nói dối

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
6
3
Xem thêm bình luận
Mẹo diệt muỗi

Dạo này nhà mình nhiều muỗi lắm, mình đã dùng thuốc xịt mostfly, dọn dẹp những nơi nước tù đọng, nhưng muỗi vẫn nhiều. Các bạn có cách nào hay để đuổi hay diệt bớt muỗi chỉ mình với, chứ bé nhà mình bị muỗi đốt thấy sót ghê.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
3
Xem thêm bình luận
Hỏi đáp

Em của cháu nay được gần 4 tuổi

Bé có 1 cục bướu oơr ngoài vành lỗ tai phải

Nó không gây ảnh hưởng gì tới bé nhưng nó bự dần theo thời gian

Nó không có màu (giống như da bé vậy),sờ vào thì nó hơi bọng khí giống như mỡ vậy

Vậy có thể cho cháu hỏi đây là dạng bướu gì ạh

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
5
Xem thêm bình luận
CÁCH DẠY BÉ TẬP NÓI HIỆU QUẢ

Dạy bé từ 0 - 3 tháng tuổi:

Trong giai đoạn này, bé sơ sinh chủ yếu học hỏi qua lắng nghe lời bạn nói và cố gắng phát ra những âm thanh tương tự như vậy. Cho nên, các bạn nên dạy bé tập nói qua giọng của mình:

- Hát cho bé nghe, bạn cũng nên làm điều này từ khi bé còn trong bụng mẹ đấy!

- Trò chuyện với bé hoặc để bé quan sát bạn nói chuyện với người khác, đây là cách dạy bé tập nói hiệu quả và bé sẽ rất thích đấy!

- Cho bé không gian yên tĩnh để bập bẹ, vui chơi nhẹ nhàng với ba mẹ và người thân mà không có tiếng ồn từ các thiết bị khác.



Dạy bé từ 3 - 6 tháng tuổi:

Giai đoạn này, bé yêu đang học cách nói chuyện của mọi người xung quanh. Bố mẹ có thể dạy bé tập nói bằng những cách sau đây:

- Thường xuyên ôm con và cho bé nhìn vào mắt bạn

- Nói chuyện và cười với bé nhiều hơn

- Hãy bắt chước các âm thanh bập bẹ của bé

- Nếu bé đang cố phát ra âm thanh gi

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
3
Xem thêm bình luận
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON CHỊU BÚ BÌNH ?

Dưới đây là một số mẹo nếu con không chịu bú bình, các mẹ lưu ý và áp dụng nhé:

+ Nên để mọi người khác nhau trong nhà cho bé bú bình theo tư thế nằm nghiêng.

+ Không để bé quá đói, cố gắng cho bé bú bình khi bé không đói lắm, vì lúc này con sẽ kiên nhẫn hơn khi học kỹ năng mới.

+ Nên thử nhiều tư thế cho bé ăn khác nhau.

+ Hãy để bé tự ngậm bình sữa thay vì đưa vào miệng bé.

+ Nên quấn xung quanh 1 bộ quần áo hoặc khăn để bé nhận ra mùi hương quen thuộc của mẹ

+ Nên để nhiệt độ sữa ấm, khoảng 37.5 độ

+ Mẹ nên thử 1 vài loại núm ti khác nhau.

+ Đặt núm ti (không gắn vào bình sữa) vào miệng bé và xoa nướu và má của bé để bé thích nghi và làm quen dần.

Lưu ý: Nếu bé không hợp tác thì mẹ không nên ép bé và nên thử vào lần khác, quá trình tập cho trẻ bú bình cần 1 thời gian dài và kiên nhẫn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
5
3
Xem thêm bình luận
LÀM THẾ NÀO KHI CON XÉ SÁCH

Con yêu hễ cứ cầm sách là xé, ba mẹ nhiều khi không muốn mua sách cho con nữa? Mỗi lần thấy sách bị xé, ba mẹ đều cảm thấy rất bực tức và muốn mắng bé phải không?


Bài viết dưới đây có thể giúp ba mẹ hiểu được hành động này của con và tìm ra cách xử lý đó!


1. Trước hết, cần HIỂU rằng đối với trẻ đồ vật, con vật và cả sách đều là những người bạn thân thiết. Vì vậy trước khi ép con yêu đọc sách, hãy để bé chơi với sách như những người bạn. Con xé sách không phải vì ghét sách, không yêu sách, mà đơn thuần bé đang khám phá thế giới sách như một đồ vật.


2. Nên cho con thấy CẢM XÚC tiếc nuối của ba mẹ khi cuốn sách bị rách. Ví dụ con xé sách, ba mẹ đều suýt xoa: "Ôi, tội quá, bạn sách xinh đẹp bị rách mất rồi! Chắc đau lắm đây". Rồi tìm cách "chữa vết thương" cho sách để con thấy được sách cần được nâng niu như một món đồ quý giá, và dần dần sẽ học theo một cách tự nhiên.


3. LÀM GƯƠNG cho con là cách hiệu quả nhất. Nếu b

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
150
5
3
Xem thêm bình luận
LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BÌNH SỮA PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA BÉ?

Bình sữa là đồ vật mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên khi chọn bình sữa cho con lại khiến mẹ bối rối bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại.

Dưới đây là 1 số tiêu chí mẹ cần nắm rõ để chọn được bình sữa phù hợp cho con mẹ đừng bỏ qua nhé!

+ Hình dạng đế bình: Đế chai phổ biến có 2 hình dạng: đế rộng và đế tiêu chuẩn. Nếu bé cũng đang bú mẹ thì mẹ nên chọn bình sữa có đế rộng để giúp bé dễ dàng chuyển đổi giữa bú mẹ và bú bình.

+ Hình dạng núm vú: núm vú có thể tròn, phẳng hoặc chỉnh hình. Mỗi bé sẽ có 1 sở thích với núm vú khác nhau nhưng nếu bé mới bắt đầu bú bình mẹ nên chọn núm vú tròn để thúc đẩy bé mút mạnh hơn.

+ Tốc độ chảy của núm vú: Mẹ nên bắt đầu với núm vú có tốc độ chảy chậm là tốt nhất và đừng quên tăng size núm theo tháng tuổi phù hợp của bé.

+ Chất liệu bình sữa: Hiện nay có 3 loại chất liệu bình sữa mẹ có thể mua dễ dàng là nhựa, silicone, thủy tinh. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
51
5
4
Xem thêm bình luận
Bé bị chàm sữa

Bé e đi khám bs bảo chàm sữa mà bé e bị nổi cả ng bs cho emovate để bôi và kem dưỡng da. Nhưng theo e biết thuốc bôi có thành phần coticoid k thể dùng lâu dài mà bé e bị rất thường xuyên bs tư vấn giúp e giờ e nên dùng gì cho bé được ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
54
7
7
Xem thêm bình luận
VÀI CHIA SẺ VỀ VIỆC ĐỌC SÁCH CHO TRẺ DƯỚI 3 TUỔI

Trẻ dưới 1 tuổi: Khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ còn ngắn hạn, nên cha mẹ cần nói với trẻ những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Thời gian đọc mỗi lần cũng nên bắt đầu từ ngắn rồi kéo dài dần, nên kết thúc khi bé bắt đầu cảm thấy chán (quơ tay vứt sách, mắt ko tập trung, bỏ đi...)


Các bé dưới 1 tuổi (và cả trên 1 tuổi – thường là đến 18m) vẫn còn hay “xé sách”, ko phải vì các bé muốn phá phách mà là do bé chưa làm chủ được đôi tay của mình, chưa biết cách lật sách nhẹ nhàng cho khỏi rách. Do đó giai đoạn dưới 18m các mẹ nên chọn cho bé các loại sách bìa cứng hoặc sách vải nhé, hoặc ko thì trước khi đưa sách cho bé ba mẹ chịu khó dùng băng dính trong khổ lớn dán kỹ sách lại trước.


Trẻ 1 tuổi – 18m: Ở giai đoạn này trẻ đã có thể tập trung lâu hơn và ghi nhớ, nắm bắt thông tin tốt hơn và cũng là thời kỳ trẻ bắt đầu học nói, nên khi giới thiệu ban đầu cha mẹ có thể nói một câu dài hơn trước, các lần sau có thể nó

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
5
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia vào Cộng đồng Nuôi Dạy Con để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui làm cha mẹ! Đặc biệt, bạn còn có thể đặt câu hỏi ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo