🔥 Bài đăng hot nhất

Vì sao nhiều sản phụ sẵn sàng chi mũi tiêm giá 3 triệu giúp đẻ không đau

Mũi đẻ không đau là gì?


Một kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được nhiều bà mẹ yêu cầu trong quá trình sinh khiến quá trình đẻ trở nên không đau. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi có các cơn co tử cung mạnh và mẹ bầu không có bất kỳ vấn đề gì. Sau khi được gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu sẽ không cảm thấy đau từ bụng xuống chân, nhưng phần trên cơ thể vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể nhận biết được khi có cơn co tử cung để rặn đẻ.


Tiêm có đau không?


Để thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sử dụng một bộ dụng cụ chuyên dụng kèm theo thuốc gây tê tại chỗ vùng đi kim. Quá trình thực hiện thủ thuật sẽ hầu như không gây đau hoặc chỉ gây ra đau châm chích nhẹ ở vùng lưng của sản phụ.


Ưu điểm: Mũi tiêm được sử dụng trong kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể giảm đau hiệu quả suốt quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sử dụng thuốc và kiểm soát hiệu quả giảm đau bằng cách điều chỉnh loại thuốc, liều lượng và cường độ thuốc. Qua đó, bác sĩ sản khoa có thể điều khiển quá trình đẻ tốt nhất cho thai nhi và mẹ. Với kỹ thuật gây tê này, thuốc chỉ tác động đến vùng được tiêm, vì vậy sản phụ sẽ tỉnh táo và có ý thức về toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình.


Khác với gây mê, gây tê ngoài màng cứng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ thuốc để giảm đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Khi cần can thiệp khác như lấy thai bằng forcep, cắt tầng sinh môn, kiểm soát tử cung sau khi sổ rau, khâu tầng sinh môn hoặc phải mổ lấy thai cấp cứu, bác sĩ có thể sử dụng catheter NMC để làm giảm đau trong và sau khi mổ.


Nhược điểm: Trong phương pháp gây tê ngoài màng cứng, thuốc tê được sử dụng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của sản phụ và gây buồn nôn, tuy nhiên tình trạng này ít gặp hơn so với gây mê toàn thân.


Sau khi tiến hành gây tê, sản phụ có thể mất cảm giác buồn tiểu, do đó bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện.


Đau đầu sau khi đẻ là hiện tượng phổ biến với sản phụ dùng phương pháp tê ngoài màng cứng. Nếu đau thoáng qua và mức độ nhẹ thì không cần điều trị, nó sẽ tự hết và không để lại di chứng thần kinh. Nếu đau nhiều, bác sĩ có thể truyền dịch, sử dụng thuốc giảm đau và hướng dẫn sản phụ về tư thế nằm, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

------------------

Bạn đang thắc mắc làm sao nhận biết được bụng bầu đã tuột xuống hay chưa?=> hỏi bác sĩ ngay

Vì sao nhiều sản phụ sẵn sàng chi mũi tiêm giá 3 triệu giúp đẻ không đauVì sao nhiều sản phụ sẵn sàng chi mũi tiêm giá 3 triệu giúp đẻ không đau
2
62k
1 Bình luận

1 bình luận

Như chị mình tiêm xong nhưng không sinh thường được cuối cùng lại phải mổ, vừa tốn tiền thuốc lại tốn tiền mổ. Nếu tiêm thuốc này thì sản phụ không rặn được nên cân nhắc nhé.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo