🔥 Bài đăng hot nhất

vấn đề về sức khoẻ mang thai

chào các bác sĩ. hiện tại con mang thai 28w. k rõ tuần bao nhiêu,nhưng tầm 22w.tối đó đang ăn cơm thì bỗng nhiên phía bên phải ngang rốn khoảng 1-2 đốt tay có đau điếng,lúc đó k hoạt động được.thở thôi cũng đau.nằm tư thế nào cũng đau,...chỉ ngồi thì đỡ, nhưng ngủ dậy 1 đêm thì hết.kể từ đó, triệu chứng ấy cứ lập đi lập lại nhiều lần và từ từ lan xung quanh rốn luôn. cho đến khi 1 lần đau thì nhiều ngày luôn. nhưng khi cơn đau hết đi,dùng tay ấn nhẹ vào chỗ đã hết đau thì bên trong vẫn còn đau. con không biết bị gì,và làm cách gì để khắc phục ạ.con đi siêu âm 2 bác sĩ tư hỏi,nhưng 2 bác k trả lời,1 bác thì bảo chờ đau mới đi khám hả rồi k nói j thêm. còn 1 bác thì gật đầu.k biết mỗi lần đau như vậy có ảnh hưởng đến em bé không. mong hello bác sĩ al và các bác sĩ chuyên khoa giải đáp giúp con ,để con hết hoang mang ạ.

1
11
2 Bình luận

2 bình luận

Chào bạn,

Đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, đến từ nhiều cơ quan như hệ tiêu hóa (dạ dày, tụy, gan, tá tràng...), hệ tiết niệu (thận, niệu quản),.... hoặc từ thai nhi và phần phụ. Bác sĩ của bạn không trả lời cho bạn có thể bác sĩ chưa phát hiện bất thường trên siêu âm và thăm khám lâm sàng. Vì vậy, để chẩn đoán được rõ ràng, bạn nên khám tại cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị nhằm có thể thăm khám thêm các xét nghiệm khác. Mặt khác, các cơn đau có thể ảnh hưởng ít nhiều lên thai nhi tùy nguyên nhân gây đau. Các nguyên nhân từ tử cung và phần phụ nuôi thai ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Các nguyên nhân gây đau từ cơ quan khác có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thai như hạn chế máu đến thai, tăng co bóp tử cung, nhiễm độc,....hoặc không ảnh hưởng gì. Vì vậy, bạn cần thăm khám thai thường xuyên theo hẹn hoặc ngay khi có bất thường (đau bụng, ra máu âm đạo, không thấy thai cử động) để được theo dõi sức khỏe thai nhi.

Chúc bạn khỏe mạnh. Thân mến !

Bác sĩ Hoàng Công Hải

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Rất tiếc vì bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, từ thông tin bạn cung cấp, không đủ để đưa ra một chẩn đoán chính xác. Đau ở vùng rốn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả vấn đề về cơ, xương, cũng như các vấn đề liên quan đến cơ quan nội tạng.

Để có được một chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Họ sẽ tiến hành kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

Về việc có ảnh hưởng đến thai nhi, nếu bạn không có các triệu chứng khác như ra máu, mất nước âm đạo, hoặc cảm thấy con nhộng ít hơn, thì khả năng cao không có vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe thai nhi một cách đầy đủ.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm được câu trả lời từ các bác sĩ mà bạn đã gặp, bạn có thể tham khảo ý kiến từ một bác sĩ khác hoặc tìm đến các cơ sở y tế uy tín khác để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bạn và thai nhi.

Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo