Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêm8 Truyện Thai Giáo Tháng Thứ 5 Hay Nhất Mẹ Phải Kể Cho Bé Nghe
Dưới đây là 8 truyện thai giáo tháng thứ 5 được nhiều ba mẹ đang đọc cho bé nghe ngay từ trong bụng mẹ khi bé bước sang tháng thứ 5. Trước khi đọc truyện thì mẹ nên thoải mái, và dành thời gian 15 đến 30 phú trước khi ngủ rồi đọc các truyện dưới đây. Nếu bố dành thời gian đọc các câu chuyện thai giáo này cho mẹ và bé nghe thì càng tốt.
Truyện Sự tích hoa cúc trắng
Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo.
Thật ko may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
– Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đo. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng va rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó , phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn canh. chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bàng đấy ngày thôi sao?
Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức ko còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Truyện ba anh em
Một ông cụ có một ngôi nhà nhả và ba con trai. Cụ muốn cho các con học nghề bèn bảo các con:
-Các con, mỗi người hãy học lấy một nghề. Sau này, ai tỏ ra tải giỏi nhất cha sẽ cho ngôi nhà này.
Ba người con vâng lời. Họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Anh con cả học nghể thợ cạo: anh khéo léo lắm nên thường được vua mời vào cung để phục vụ nhà vua. Anh thứ hai học nghề đóng móng ngựa: anh cũng kéo léo lắm nên thường được đóng móng ngựa cho các vị đại thần. Người em út học múa kiếm rất thành thạo.
Đúng ngày đã hẹn trước ba anh em về họp ở nhà cha. BÀ con hàng xóm rủ nhau đến chơi. Ba anh em chưa biết trổ tài bằng cách nào thì bỗng thấy một con thỏ chạy ngang. Người anh cả vội vàng rút dao cạo và hộp xà phòng đuổi theo, cạo sạch sẽ bộ ria thò mà thỏ không bọ xây xát mép. Mọi người đều trầm trồ tán thưởng.
Bỗng một cỗ xe bốn ngựa kéo chạy qua. Anh thứ hai liền phóng theo, thay lại các bộ móng tươm tất, trong khi cỗ xe cứ chạy như bay. Mọi người ai cũng phục tài.
Lúc đó trời bắt đầu mưa. Người con út rút kiếm ra sân múa.
Mưa càng to anh múa kiếm càng nhanh. Lúc trời lạnh, người anh vẫn khô ráo, không bị dính một giọt nước. Mọi người đều đồng ý thưởng ngôi nhà cho anh.
Nhưng ba anh em thương yêu nhau lắm. Họ vẫn chung sống cùng nhau trong một nhà. Họ ;làm ăn kéo lại tốt bụng, thật thà nên rất đông khách hàng và học trò. Họ sống bên nhau hòa thuận vui vẻ suốt đời.
Truyện Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá !
– Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
Truyện Cậu bé thông minh
Ngày xưa, vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi để ra giúp việc nước. Viên quan đó đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, tuy nhiên mất nhiều công sức mà vẫn chưa tìm thấy người nào thật lỗi lạc, xuất chúng.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng, cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi hỏi vặn lại quan:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu nữa mất công. Quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe vậy, vua mừng lắm. Nhưng để biết chính xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Dân làng nhận được lệnh vua ban, ai ấy cũng vừa mừng vừa và lo lắng, không biết làm sao trâu đực đẻ được bây giờ? Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ.
Nghe thấy tin này, cậu bé con người thợ cày liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa thật lớn. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
– Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Con đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!
Nhưng cậu bé quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu.
Mấy hôm sau, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi:
– Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua. Mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ. – Cậu bé vờ vĩnh tâu vua.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
– Cháu muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố cháu, chứ bố cháu là giống đực làm sao mà đẻ được!
Cấu bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
– Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc, nhưng đức vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé lấy một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng hậu hĩnh.
***
Lúc bấy giờ, nước láng giềng nhăm nhe muốn chiếm bờ cõi của nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là thua kém và phải thừa nhận sự lép vế của mình đối với nước láng giềng.
Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu… nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu các ông trạng, các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh ngày nọ.
Một viên quan mang dụ chỉ của vua đến nhà em bé vào lúc em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc, em bé không đáp, chỉ hát lên một câu:
Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo: – Không cần tôi phải về triều làm gì. Cứ theo cách đó là xâu được ngay!”.
Viên quan sung sướng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho cậu bé làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.
Truyện Người tiều phu hóa nai
Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.
Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: “Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được”. Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.
Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.
Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: “Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá”.
Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên.
Truyện Cậu bé tích chu
Bố mẹ tích chu mất sớm. Hàng ngày, bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần… rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
Truyện Dê con nhanh trí
Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con:
– Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy!
Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm:
– Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa?
Dê mẹ khen con thông minh và dặn con:
– Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ.
Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo:
– Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế?
Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời:
– Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy.
Dê con vẫn còn ngại:
– Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay!
Con Sói lại tìm cách chống chế:
– Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói:
– Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con:
– Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!
Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo:
– Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm.
Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!”
Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi.
Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt.
Truyện Quà tặng mẹ
Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ? Nhi đâm chiêu suy nghĩ như người lớn. Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê? Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “ Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”.
Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hông, cây cúc ông trồng đang nở hoa, khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều cho mẹ. Nhi muốn món quà tặng mẹ thật ý nghĩa.
Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì.
Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái. Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nho:
Ông nhớ giữ bí mật cho cháu đấy nhé!
Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tương ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp.
Sáng hôm sau, không đợi mẹ goi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi giương cô bé đã reo lên:
Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!
Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông cúc, bông hông nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi.
Trên đây là những truyện thai giáo tháng thứ 5 hay nhất, ba mẹ hãy đọc mỗi ngày để cho con sinh ra được thông minh hơn nha.
5 bình luận
Mới nhất
Truyện thai giáo tháng thứ 5 hay quá luôn, lúc trước có bầu không biêt đến mấy vụ này
Mấy câu chuyện này lạ lạ nè, đó h mình hay kể chuyện cổ tích cho bé nghe hoi
Nên kể nhiều truyện cổ tích việt nam cho bé nè
Những câu chuyện rất hay và ý nghĩa để mẹ đọc cho bé nghe