Mình bầu dc 6 tháng, hôm nay mới soi gương thấy vết rạn phía dưới bụng, mình thoa dầu dừa có hết k và có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ?
Trường hợp bị chuột cắn khi mang thai
Chào bác sĩ.hiện e đag có thai 11 tuần.trong khi cho chuột hamter trog lồng ăn thì bị cắn chảy máu đầu ngón tay.đã nặn máu và rửa vết thương.ko biết có bị sao và cần phải đi tiêm phòng ko ạ
3 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Chuột hamter hay chuột nói chung là loài gặm nhấm. Nước bọt, phân, nước tiểu, máu của chúng chứa virus Lymphocytic choriomeningitis virus (LCMV). Khi bị cắn, bạn có nguy cơ lây nhiễm virus này, đặc biệt là các loại chuột hoang dã. Nhiễm LCMV có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nhi, sinh non,...
Vì vậy, nếu bị chuột hoặc bất kỳ động vật gặm nhấm nào cắn thì mẹ nên nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng. Sau đó thấm khô vết thương bằng khăn khô, sạch và băng lại. Nếu lo lắng về vấn đề bà bầu bị chuột cắn có sao không hoặc lo ngại nhiễm Lymphocytic choriomeningitis virus từ chuột thì cách tốt nhất là nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.
Các triệu chứng nhiễm Lymphocytic choriomeningitis virus từ động vật gặm nhấm thường không dễ nhận biết vì khá giống với triệu chứng của cúm. Trong đó bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, cứng cổ, buồn nôn… Vì vậy, nếu bạn bị chuột cắn hoặc tiếp xúc gần với loài gặm nhấm và sau đó xuất hiện những triệu chứng kể trên thì nên đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm máu tầm soát nhiễm trùng LCMV và siêu âm kiểm tra tình trạng của thai nhi nhằm giúp bác sĩ có thể can thiệp y tế kịp thời.
Bạn có thể đọc kĩ hơn tại bài viết sau:
https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/ba-bau-bi-chuot-can-co-sao-khong/
Chúc bạn khỏe mạnh
BS Hoàng Công Hải
hellobacsi.com
khi bị vết thương chảy máu k nên nặn máu mà nên để vết thương dưới vòi nước chảy sau đó rửa bằng xà phòng, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lí kịp thời ạ.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Rất tiếc vì sự cố bạn gặp phải. Trong trường hợp bị chuột cắn khi mang thai, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:Rửa vết thương: Sử dụng nước và xà phòng để rửa sạch vết thương. Sau đó, thấm khô vết thương bằng khăn sạch và băng lại nếu cần.
Kiểm tra vết thương: Nếu vết thương nhỏ và không gây ra nhiều đau đớn, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết thương lớn, sâu hoặc gây ra nhiều máu, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Tiêm phòng: Trong trường hợp bị chuột cắn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liệu có cần tiêm phòng phòng bệnh nào không. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra quyết định phù hợp.
Ngoài ra, hãy luôn giữ vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm để tránh các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hay triệu chứng bất thường nào sau khi bị chuột cắn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!
Chuyên mục liên quan