🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường trước và trong mang thai

KHÁM THAI - KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ MỖI SIÊU ÂM

Bạn bầu 2 lần đầu sinh con to 3.8kg - 4.2kg.

Lần 3 thai bất thường nặng với dị tật nhiều cơ quan tim, tai, hàm mặt...

Tới khám thai lần 4 vào mốc siêu âm hình thái 12 tuần và làm các xét nghiệm cơ bản.

Kết quả siêu âm hình thái và sàng lọc #NIPT thì rất ổn. Tuy nhiên trên xét nghiệm chỉ số đường máu rất cao lên tới 18 mmol/L và HbA1C là 8.25%.

Thai phụ được tư vấn bác sĩ chuyên khoa nội tiết và được điều trị ngay lập tức để ổn định tình trạng đường máu.

Tiểu đường trước và trong mang thai là một trong những nguyên nhân gây dị tật thai, thai lưu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ.

THÔNG ĐIỆP

1. Khám thai nên được thực hiện đầy đủ với siêu âm, xét nghiệm và khám lâm sàng.

2. Xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khoẻ trước mang thai là điều rất quan trọng để có thai kỳ khoẻ mạnh.

3. Nếu chưa thực hiện khám và xét nghiệm trước mang thai, bạn nên thực hiện nó vào lần khám đầu tiên trong quý 1 để có thể điều chỉnh sớm.

4. Tiền sử sinh con to hoặc thai lưu lớn, thai dị tật có thể là một chỉ dấu của bệnh lý tiểu đường thai kỳ không được phát hiện và không được kiểm soát.

5. Sàng lọc tiểu đường thai kỳ ở những thai phụ không có yếu tố nguy cơ nên được thực hiện từ 24-28 tuần với nghiệm pháp dung nạp đường (có nhịn đói, uống nước đường và lấy máu 3 lần).

6. Phần lớn (80%) các trường hợp tiểu đường thai kỳ được điều trị ổn định chỉ với điều chỉnh chế độ ăn và lối sống.

CHÚC BẠN CÓ THAI KỲ KHOẺ MẠNH


Bs Võ Tá Sơn

Bệnh viện Vinmec Times City, Hà Nội

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
2
2

2 bình luận

Mẹ bầu chú ý khám thai và để ý cơ thể mình nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Nhiều nguy hiểm quá, cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo