Mình bầu dc 6 tháng, hôm nay mới soi gương thấy vết rạn phía dưới bụng, mình thoa dầu dừa có hết k và có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ?
Tiểu đường thai kỳ: Khi nào cần tiêm insulin? Tìm hiểu về điều trị tiểu đường trong thời gian mang thai
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng đối với các bà bầu bị tiểu đường. Việc kiểm soát đường huyết là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu về việc tiêm insulin trong trường hợp tiểu đường thai kỳ và tầm quan trọng của việc điều trị đúng phác đồ.
Khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì bác sỹ nội tiết bao giờ cũng tư vấn kiểm soát đường máu bằng điều chỉnh đường máu bằng điều chỉnh hế độ ăn và luyện tập trong vòng 2 tuần mà không đạt thì cần phải chuyển sang kiểm soát đường máu bằng thuốc tiêm insulin.
Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra. Loại insulin này được sử dụng để điều trị kiểm soát đường máu được gọi là insulin tổng hợp. Việc điều trị bằng insulin nhằm mục đích làm giảm nồng độ đường trong máu của người bị đái tháo đường thai kỳ bằng với nồng độ đường của phụ nữ bình thường.
Bác sĩ nội tiết sẽ hướng dẫn cách tiêm insulin (được kiểm chứng là an toàn với thai nhi) và bệnh nhân sẽ phải tiêm nhiều mũi trong ngày. Ngoài ra thai phụ cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Để làm được điều này tốt hãy chú ý đến lượng carbohydrate (như các chất đường, bột) và sử dụng các loại thực phẩm khi ăn vào ít làm thay đổi nồng độ đường trong máu ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ.
Đái tháo đường thai kỳ thì tiêm insulin cần lưu ý gì?
Đái tháo đường thai kỳ khi nào thì cần tiêm insulin? Liệu pháp tiêm insulin là một phương thức điều trị hiệu quả nhưng quá trình tiêm insulin cho thai phụ đòi hỏi phải được hướng dẫn và theo dõi cẩn thận. Thai phụ cần xét nghiệm glucose máu mao mạch ít nhất 4 lần 1 ngày (sử dụng bộ dụng cụ thử đường huyết tại nhà) và ghi chú lại kết quả để theo dõi quá trình điều trị.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải ghi chép lại số đơn vị insulin đã sử dụng cụ thể trong mỗi lần tiêm và tổng liều tiêm trong ngày. Nhu cầu liều insulin cho phụ nữ có thai sẽ tăng theo tuổi thai. Nếu việc điều trị mang lại hiệu quả thì nồng độ đường trong máu sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Dù vậy nồng độ đường huyết có thể thay đổi nhanh chóng trong suốt thai kỳ. Vậy nên kể cả khi bệnh nhân đang có kết quả tốt đi chăng nữa thì vẫn cần tiếp tục kiểm tra nồng độ đường theo lời dặn của bác sĩ.
Nếu thai phụ cảm thấy tình trạng đương máu ổn định và bác sĩ hài lòng với kết quả kiểm tra đường huyết thì đây là dấu hiệu có thể an tâm vì việc điều trị đang diễn ra rất tốt.
Đái tháo đường thai kỳ có thể làm cho thai nhi phát triển hơn mức bình thường. Vì vậy bác sĩ có thể sẽ phải thường xuyên kiểm tra tốc độ tăng trưởng của thai. Bạn có thể cần phải thực hiện siêu âm để xác định kích thước của bé là bao nhiêu.
Nếu cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm nonstress test cho thai nhi vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ. Đây là một loại xét nghiệm an toàn giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu để biết được liệu thai nhi có nhận được đủ máu nuôi qua nhau thai hay không.
1 bình luận
Mới nhất
đi khám thai định kỳ đúng hẹn để làm xét nghiệm tđtk các mom nha