Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?

Mẹ bầu bị đái tháo đường thường khá trăn trở khi ăn các loại hoa quả có vị ngọt, đặc biệt là nho.


Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn nho được không, các bác sĩ cho biết thai phụ vẫn có thể sử dụng nho nhưng ở hàm lượng hợp lý (khuyến nghị tối đa là 100g nho mỗi ngày).


Nghiên cứu cho thấy, thành phần polyphenol và anthocyanin trong nho có khả năng làm giảm lượng đường huyết, cải thiện chức năng của tế bào Beta tuỵ (nơi sản sinh insulin giúp ổn định đường trong máu) nếu ăn nho đúng cách.


Ngoài ra, nho còn là nguồn bổ sung các dưỡng chất sau:


- Sắt

- Magie


Mẹ bầu nên chọn mua nho tại những điểm mua sắm đáng tin cậy và ưu tiên dùng nho có độ ngọt vừa phải, không quá chua để tránh ảnh hưởng đến dạ dày mẹ.


Top thực phẩm kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
110
1

Bài viết tương tự

1 bình luận

Chào mẹ

Nho có nhiều lợi ích trong thai kì như:

Nho có nhiều chất dinh dưỡng hữu ích như:

  1. Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  2. Chất chống oxy hóa: Nho giàu các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và resveratrol, giúp bảo vệ tế bào và giảm viêm.
  3. Chất xơ: Giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  4. Kali: Giúp duy trì cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp.

Vấn đề khi ăn nho trong tiểu đường thai kỳ:

Mặc dù nho mang lại nhiều lợi ích, nhưng vì chứa lượng đường tự nhiên cao, nó có thể làm tăng đường huyết nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý cách ăn để kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

Lưu ý khi ăn nho:

  1. Kiểm soát khẩu phần: Mẹ bầu nên ăn với một lượng nhỏ nho, chẳng hạn chỉ khoảng 10-15 quả trong một lần ăn, tường đương khoảng 100g nho. Điều này giúp tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
  2. Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein: Để làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, bạn nên ăn nho cùng với các thực phẩm giàu chất xơ (như rau củ, hạt) hoặc protein (sữa không đường, trứng, đậu).
  3. Chọn thời điểm ăn phù hợp: Không nên ăn nho khi mức đường huyết đã cao, chẳng hạn sau bữa ăn hoặc khi bạn đã tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate.
  4. Kiểm tra đường huyết sau khi ăn: Hãy theo dõi đường huyết sau khi ăn nho để biết phản ứng của cơ thể và điều chỉnh lượng ăn phù hợp.
  5. Ưu tiên các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp: Mặc dù nho là một lựa chọn được ưa chuộng, nhưng mẹ bầu có thể cân nhắc ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn như dâu tây, táo, lê để an toàn hơn cho đường huyết.
  6. Hiện nay thị trường nhiều loại nho được ngâm đường quá mức khiến hàm lượng đường trong nho cao, vị rất ngọt. Những loại nho này mẹ nên tránh sử dụng.

Chúc mẹ mang thai khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải


6 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo