🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường thai kỳ

Chào bác sĩ. Ngày 11/9/2024 E đang mang thai 26 tuần 3 ngày, vừa XN đường 3 chỉ số bình thường, 4,5; 7,55; 7,05. BS kết luận ko bị TĐTK, vậy các tuần thai tiếp theo có nguy cơ bị TDTK ko ạ? E ăn ít cơm,ko thèm ăn, ít khi ăn đồ ăn vặt vị ngọt, nhưng thích uống nước mía,tuần tầm 1-2lít

Xin thông tin thêm là e ko tăng cân so với trước khi mang thai.( Cao 1m63 nặng 64kg) E bé đc 917g. Xin cảm ơn Bác sĩ!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
3

3 bình luận

Chào mẹ,

Ở thời điểm làm nghiệm pháp thì mẹ không bị đái tháo đường thai kì (ĐTĐTK) mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu mẹ duy trì việc uống nước mía nhiều như hiện tại thì vẫn có nguy cơ bị tiểu đường ở các tuần sau, thể hiện là đường huyết sau ăn 2h ở mức trung bình cao. Vì vậy, để tránh đái tháo đường thai kì thì mẹ nên uống ít nước mía nói riêng, các chất đường ngọt, tinh bột mẹ nhé.

Chúc mẹ khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào mẹ,

Ở thời điểm làm nghiệm pháp thì mẹ không bị đái tháo đường thai kì (ĐTĐTK) mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu mẹ duy trì việc uống nước mía nhiều như hiện tại thì vẫn có nguy cơ bị tiểu đường ở các tuần sau, thể hiện là đường huyết sau ăn 2h ở mức trung bình cao. Vì vậy, để tránh đái tháo đường thai kì thì mẹ nên uống ít nước mía nói riêng, các chất đường ngọt, tinh bột mẹ nhé.

Chúc mẹ khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Về câu hỏi của bạn về tiểu đường thai kỳ, các chỉ số đường huyết mà bạn đã cung cấp (4,5; 7,55; 7,05) đều nằm trong giới hạn bình thường, và bác sĩ đã kết luận bạn không bị tiểu đường thai kỳ tại thời điểm này. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể phát triển trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tuần 24 đến 28, khi mà cơ thể có thể phản ứng khác với insulin.

Mặc dù bạn đang ăn ít cơm và hạn chế đồ ngọt, việc uống nước mía cũng cần được cân nhắc, vì nước mía có chứa lượng đường tự nhiên cao. Bạn nên theo dõi chế độ ăn uống của mình và cố gắng duy trì một chế độ ăn cân bằng, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, protein và ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra, việc không tăng cân so với trước khi mang thai có thể là một yếu tố tích cực, nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc này để đảm bảo rằng cả bạn và bé đều nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc cần thêm thông tin, hãy cho tôi biết nhé! Chúc bạn sức khỏe!

3 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo