🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường thai kỳ

Mình được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ và bệnh viện bắt nhập viện để theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn. Nhưng mình k thể sắp xếp nhập viện được không biết mình có thể tự theo dõi ở nhà được không

2
62k
4 Bình luận

4 bình luận

Nên sắp xếp công việc để nhậj viện theo dõi sẽ tốt hơn c nhé

3 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Được, nhma trước hết phải nhập viện để kiểm tra và tư vấn chế độ ăn đúng trước eooif hãy ở nhà tự theo dõi nhé

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào mẹ,

Đái tháo đường thai kỳ (GDM) là một tình trạng phổ biến trong thời gian mang thai, khi cơ thể mẹ không thể sản xuất đủ insulin để điều chỉnh mức đường huyết, dẫn đến tăng đường huyết. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đường huyết tăng có thể dẫn đến mất tim thai đột ngột. Vì vậy, mẹ cần kiểm soát ngay đường huyết để tránh nguy cơ này mẹ nhé, sau đó mẹ sẽ được về nhà theo dõi tiếp. Ngoài ra, đái tháo đường thai kì còn gây ra nhiều tác hại lâu dài nếu mẹ không được kiểm soát tốt. Các nguy cơ đối với thai nhi bao gồm:

1. Thai to: Thai nhi có thể phát triển quá lớn (trọng lượng trên 4 kg), gây khó khăn trong quá trình sinh nở, làm tăng nguy cơ phải sinh mổ và các biến chứng khác trong quá trình sinh thường.

2. Hạ đường huyết sau sinh: Sau khi sinh, trẻ có thể bị hạ đường huyết do cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất insulin ở mức cao để đối phó với lượng đường cao từ mẹ trong thai kỳ.

3. Hội chứng suy hô hấp: Thai nhi có nguy cơ cao hơn bị suy hô hấp do phổi không phát triển đầy đủ, đặc biệt nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát tốt và sinh con trước tuần 37.

4. Vàng da: Mức bilirubin cao có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

5. Rối loạn chuyển hóa: Trẻ có nguy cơ cao hơn phát triển các rối loạn chuyển hóa trong tương lai, bao gồm béo phì và đái tháo đường loại 2.

6. Tiền sản giật và các biến chứng khác ở mẹ: Tiền sản giật (huyết áp cao và tổn thương gan hoặc thận) ở mẹ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.

7. Nguy cơ tử vong chu sinh: Trẻ sơ sinh từ những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát có nguy cơ tử vong chu sinh cao hơn.

8. Bất thường bẩm sinh: Mặc dù không phổ biến, nhưng có nguy cơ nhỏ về các bất thường bẩm sinh liên quan đến tim và hệ thần kinh trung ương.

Chúc bạn khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải


3 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng mà mức đường huyết của bạn cao hơn bình thường trong suốt thời gian mang thai. Điều quan trọng là bạn cần được theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi. Trong trường hợp bệnh viện khuyến nghị bạn nhập viện để theo dõi, đó là vì họ cần kiểm tra và điều chỉnh mức đường huyết của bạn một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể sắp xếp nhập viện, bạn có thể tự theo dõi tình trạng của mình ở nhà nhưng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Hãy đảm bảo bạn đo mức đường huyết đúng cách theo lịch trình được chỉ định, tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy đừng ngần ngại để lại cho tôi biết. Chúc bạn sức khỏe và may mắn!
3 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo