🔥 Bài đăng hot nhất

Thực hư chuyện kiêng sờ bụng bà bầu?

Nếu chịu khó quan sát hẳn bạn sẽ thấy các bà bầu thường hay đặt tay lên bụng của mình. Đa phần các bà mẹ cho rằng hành động này là sự vỗ về đầy yêu thương dành cho bé yêu nhà mình. Nhờ đó bé có thể cảm nhận được tình mẫu tử ấm áp và đáp trả lại bằng những cú đạp nhẹ nhàng. Tuy nhiên có nên kiêng sờ bụng bà bầu không?


Theo số liệu thống kê có từ 20% đến 25% bà bầu từng rơi vào biến chứng nguy hiểm do xoa bụng bừa bãi. Chính vì vậy những người lớn tuổi thường khuyên mẹ hoặc người khác kiêng sờ bụng bà bầu

Theo đó hành động tưởng chừng như vô hại này sẽ tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé nếu làm không đúng cách, sai thời điểm. Để mẹ có thể hiểu rõ hơn vấn đề xoa bụng bầu có ảnh hưởng thai nhi không chúng ta sẽ đi sâu vào từng giai đoạn thai kỳ.

#Khi mang thai 3 tháng đầu

Trong giai đoạn này thai nhi vẫn chưa ổn định, nguy cơ bị sảy rất cao. Tác hại của xoa bụng bầu có thể kể đến như gây nên các cơn co thắt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thai nhi. Có thể kể đến các triệu chứng nguy hiểm như mẩn đỏ, sảy thai…


#Khi mang thai 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thì có lại là câu trả lời cho vấn đề bà bầu có nên đặt tay lên bụng không. Theo ý kiến từ các bác sĩ thì mẹ có thể xoa bụng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày để vỗ về bé. Tuy nhiên nếu mẹ phát hiện ra thai nhi cử động đột ngột, thường xuyên và nhiều hơn bình thường thì không nên xoa bụng nữa. Tốt nhất mẹ bầu nên đến bác sĩ kiểm tra để xem mình có vô tình kích thích các dây thần kinh xúc giác và vận động của bé hay không.


#Khi mang thai 3 tháng cuối

Vào thời điểm này, mẹ chuẩn bị quá trình chuyển dạ nên tử cung rất nhạy cảm. Nếu mẹ đang băn khoăn xoa bụng bầu nhiều có sao không thì câu trả lời là có. Việc xoa bụng có thể kích thích các cơn co thắt, dẫn đến sinh non, hơn nữa hành động này có thể khiến bé chuyển động xoay đổi ngôi thai theo chiều bất lợi.

#Trường hợp đặc biệt

Nếu mẹ bị nhau tiền đạo, đã từng sinh non thì không là câu trả lời cho vấn đề có nên ấn tay vào bụng bầu không. Theo đánh giá của các bác sĩ hành động này sẽ tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.


Như vậy việc có nên xoa bụng bầu hay không còn tùy thuộc vào thời điểm và cách làm. Tốt nhất bạn nên xin ý kiến của bác sĩ khi đi siêu âm để được hướng dẫn cụ thể nhất.


Hướng dẫn xoa bụng bầu, tư thế nằm khi mang thai

Như đã nói ở trên, vấn đề bà bầu có nên đặt tay lên bụng hay không còn tùy vào thời điểm và cách làm, cụ thể:


Khi mẹ mang bầu 3 tháng: Mẹ không nên xoa bụng, hãy thả lỏng cơ thể và nghiêng người qua lại nhẹ nhàng, mỗi lần từ 2 đến 5 phút.


Khi mẹ mang bầu 4, 5 tháng: Trong giai đoạn này mẹ có thể vuốt ve bụng bằng cách nằm ngửa, thả lỏng vùng bụng, vỗ nhẹ nhàng từ trên xuống dưới bụng rồi từ trái qua phải. Hãy dùng ngón tay ấn nhẹ xuống để kích thích các dây thần kinh xúc giác của thai nhi. Tuy nhiên mỗi lần chỉ nên thực hiện 5 phút và nên dừng lại khi thai nhi có phản ứng dữ dội.


Khi mẹ mang bầu 6, 7 tháng: Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể nằm thẳng, dùng tay vuốt nhẹ trên bụng qua lại, sau đó ấn nhẹ, cuối cùng có thể thử tập rặn nhẹ. Tuy nhiên mẹ chỉ nên thực hiện hành động này nếu có sức khỏe tốt, không có tiền sử sinh non và được bác sĩ cho phép.

Rõ ràng việc bà bầu có nên kiêng sờ bụng bà bầu không còn tùy vào từng giai đoạn và cách làm cụ thể. Nhìn chung mẹ có thể xoa bụng 5 phút mỗi ngày trong giai đoạn giữa thai kỳ nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ phía bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4001
2
4

4 bình luận

Ô, vậy là không nên à, mình thấy sờ sờ bé nó đạp cũng zuiii

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình lúc bầu cũng thích sờ bụng lắm nhưng cũng không dám

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Nhỏ Họ Ngô

Hạn chế sờ lại thôi bạn ơi, cứ tưởng không hại gì, ai dè,,,,

6 tháng trước
Thích
Trả lời
@Nhỏ Họ Ngô

Nên hạn chế bạn ơi

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo