🔥 Bài đăng hot nhất

thai nhi chậm phát triển

bác sĩ ơi, em có thai được 11w5d đi khám thì phát hiện có nguy cơ cao thai nhi chậm phát triển trong tử cung 1:82 thì có s ko ạ , em lo quá 😭

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
1
5

5 bình luận

Bác sĩ có tư vấn thêm gì không bạn

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Bạn tham khảo các biện pháp điều trị Thai chậm phát triển trong tử cung

- Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung chất, vitamin cho bà bầu, uống nhiều nước 2-2,5 lít/ ngày.

- Nghỉ ngơi hợp lý, không lao động quá sức, môi trường làm việc nhẹ nhàng thoáng mát.

- Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai hàng ngày.

- Điều trị các bệnh lý của người mẹ như cao huyết áp, tiểu đường.

- Hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng bên trái để tăng cường tuần hoàn mẹ - thai nhi, giúp tăng lượng oxy và các chất dinh dưỡng cho thai.

3 tuần trước
Thích
Trả lời

bạn đi thêm đến bv lớn khám lại và hỏi bác sĩ về hướng điều trị hay sao tiếp theo nhé. tùy tình hình cụ thể của thai nhi bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên bổ ích. Chúc mom thai kì khỏe mạnh

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Chào mẹ,

Trước hết mẹ cần bình tĩnh, thảo luận lại với bác sĩ của mẹ lí do bác sĩ kết luận mẹ có nguy cơ cao thai chậm phát triển trong tử cung. Từ đó có thể đưa ra biện pháp dự phòng được mẹ nhé.

Hiện tại, theo như bác sĩ Hải hiểu biết thì chưa có biện pháp nào sàng lọc được nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung cả. Muốn chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung, trước hết chúng ta cần ước tính tuổi thai chính xác nhất có thể. Ngày dự sinh chính xác nhất có 3 cách tính:

  • Tính dựa vào siêu âm 10 - 13 tuần 6 ngày. Áp dụng cho hầu hết thai tự nhiên, IUI.
  • Tính dựa vào ngày chuyển phôi (chính xác tuyệt đối). Áp dụng cho thai IVF
  • Tính dựa vào ngày đầu kì kinh cuối. Chỉ áp dụng cho kinh nguyệt đều 28-30 ngày

Sau khi có ngày dự sinh và tuổi thai chuẩn, bác sĩ sẽ dựa vào cân nặng ước lượng của thai từ tuần 14 trở đi, so sánh với cân nặng chuẩn của tuổi thai để đánh giá. Ngoài ra còn dựa vào siêu âm dopler để đánh giá các chỉ số của động mạch rốn, động mạch tử cung, động mạch não giữa. Từ đó mới kết luận được mẹ nhé.

Nói tóm lại, hiện tại thai của mẹ mới 11 tuần 5 ngày, mới đủ tuổi thai để tính ngày dự sinh. Mẹ thảo luận lại với bác sĩ của mẹ về lý do bác sĩ có thể sàng lọc được nguy cơ cao mẹ nhé, từ đó mới có kế hoạch được mẹ nhé.

Chúc mẹ khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải

4 tuần trước
Thích
Trả lời

Tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn khi nhận được thông tin về nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần được theo dõi chặt chẽ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về tình trạng này và những gì bạn có thể làm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Nguy cơ thai nhi chậm phát triển

Nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm vấn đề về nhau thai, sức khỏe của mẹ, hoặc các yếu tố di truyền. Tỷ lệ 1:82 cho thấy bạn có nguy cơ cao hơn so với bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là thai nhi của bạn chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Việc theo dõi thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của thai nhi một cách chính xác hơn.

Các biện pháp hỗ trợ

  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và protein từ thịt nạc, cá, và các sản phẩm từ sữa. Tránh xa các thực phẩm chứa caffeine, rượu, và thuốc lá.

  2. Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế căng thẳng và lo âu. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga cho bà bầu, giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

  3. Theo dõi sự phát triển của thai nhi: Hãy thường xuyên kiểm tra cân nặng và các chỉ số phát triển của thai nhi qua siêu âm và các xét nghiệm cần thiết. Theo dõi cử động của thai nhi cũng rất quan trọng; nếu bạn nhận thấy thai nhi ít cử động hơn bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

  4. Thăm khám định kỳ: Đừng bỏ lỡ các cuộc hẹn khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn và thai nhi, đồng thời có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

Khi nào cần can thiệp

Nếu tình trạng thai nhi không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị các biện pháp can thiệp như sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Điều này thường được xem xét khi có nguy cơ cao về sức khỏe của thai nhi.

Kết luận

Hãy giữ tinh thần lạc quan và chăm sóc bản thân thật tốt. Việc bạn lo lắng là hoàn toàn bình thường, nhưng hãy nhớ rằng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!

4 tuần trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo