🔥 Bài đăng hot nhất

Tại sao lại kiêng sờ bụng bà bầu?


Khi mang thai, mẹ thường nghe những người lớn tuổi khuyên không nên tự mình hoặc để người khác sờ vào bụng bầu mình quá nhiều.

Nghe qua có vẻ như là mê tín, nhưng điều này lại có căn cứ khoa học rõ ràng. Nhiều mẹ chỉ nghĩ đơn giản hành động xoa bụng như một cách vỗ về đầy yêu thương dành cho con, để ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé có thể lắng nghe những nhịp điệu cảm xúc, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và hồi đáp bằng những cú đạp nhẹ nhàng đáng yêu. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, 20-25% bà mẹ mang thai từng rơi vào những biến chứng nguy hiểm nếu tùy tiện sờ tay vào bụng bầu không đúng cách, hoặc xoa bụng một cách bừa bãi.

Hành động xoa bụng bà bầu tưởng chừng như vô hại lại có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, tăng nguy cơ sẩy thai nếu thực hiện không đúng cách và sai thời điểm. Mẹ hãy nhớ rõ 3 khung giờ này không nên sờ bụng bầu kẻo mọi nỗ lực bảo vệ thai nhi thành công cốc.

1. Thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi vẫn chưa ổn định. Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu thường xuyên sờ tay lên bụng có thể gây ra các cơn co thắt và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm khác như mẩn đỏ, sẩy thai,…

2. Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm nhạy cảm, thời khắc chuyển dạ đang gần kề nên mẹ bầu cần tuyệt đối tránh sờ vào bụng bầu. Bởi lẽ giai đoạn này, tử cung của mẹ đang khá là nhạy cảm, nếu mẹ hoặc người khác thường xuyên xoa bụng có thể kích thích các cơn co thắt và dẫn đến sinh non. Không những thế, trong giai đoạn thai từ 30 - 32 tuần tuổi, nếu sờ thường xuyên lên bụng bầu có thể khiến bé chuyển động xoay đổi ngôi thai theo chiều bất lợi, nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ.


3. Khi thai nhi cử động nhiều hơn bình thường

Các bác sĩ cho rằng vào các tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể xoa bụng từ 5 - 10 phút mỗi ngày. Lúc này, từng cử động của thai nhi trong bụng mẹ đều có thể cảm nhận được. Nếu mẹ cảm thấy thai nhi cử động đột ngột, thường xuyên và nhiều hơn bình thường thì mẹ tuyệt đối không được xoa bụng và đến ngay bác sĩ để kiểm tra. Vì điều này là dấu hiệu của việc mẹ đã “vô tình” kích thích các dây thần kinh xúc giác và vận động của em bé, có thể dẫn đến các cơn co thắt và nguy cơ sinh non, sẩy thai, động thai.



Ngoài ra, nếu mẹ bị nhau tiền đạo, đã từng sinh non… thì tuyệt đối không nên sờ vào bụng bầu thường xuyên. Một số chuyên gia cho rằng giao tiếp với con ngay từ trong bụng mẹ sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm với con và giúp trẻ cảm nhận nhiều hơn thế giới bên ngoài. Vì vậy, nếu cha mẹ biết cách làm và chọn đúng thời điểm thì vuốt ve sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi.

- Sau 3 tháng thai kỳ: Thai nhi bắt đầu cảm nhận được những thứ xung quanh nhờ các giác quan đã bắt đầu phát triển. Mẹ có thể nằm thả lỏng và nghiêng người qua lại một cách thật nhẹ nhàng, mỗi lần từ 2-5 phút.

- Sau 4 tháng mang thai: Lúc này, bé đã rất ổn định nên bố mẹ có thể bắt đầu vuốt ve, massage nhẹ nhàng âu yếm để các tế bào não hoạt động tốt hơn, phản ứng của bé với các tác động từ bên ngoài cũng trở nên nhanh nhạy hơn. Mẹ có thể nằm ngửa trên giường, thả lỏng vùng bụng, dùng tay vỗ nhẹ nhàng từ trên xuống dưới bụng rồi từ trái qua phải và dùng ngón tay ấn nhẹ xuống để kích thích các dây thần kinh xúc giác của thai nhi. Mỗi lần thực hiện trong 5 phút, nếu cảm thấy thai nhi đang phản ứng dữ dội, mẹ nên dừng lại ngay.


- Sau 6 - 7 tháng mang thai: Trong giai đoạn này, thai nhi đã rất lớn và mẹ có thể cảm nhận được gần đúng vị trí của em bé. Lúc này mẹ có thể nằm thẳng, dùng tay vuốt nhẹ trên bụng qua lại, sau đó ấn nhẹ, cuối cùng có thể thử tập rặn nhẹ để giúp thai nhi cử động tốt hơn, nhưng chú ý động tác này chỉ nên thực hiện với điều kiện thai phụ có sức khỏe tốt.

Khi thực hiện các động tác phải thật nhẹ nhàng, và nếu thai nhi có cử động bất thường thì mẹ nên dừng lại, mỗi lần thực hiện không quá 5 phút. Người cha cũng có thể tham gia tương tác với em bé sau khi mẹ mang thai được 4 tháng. Đặc biệt sau 6 tháng, em bé đã có khả năng nhận biết được đâu là bố, đâu là mẹ khi chạm vào. Thai nhi sẽ lớn lên, khỏe mạnh và an toàn khi nhận được tình yêu thương và những thói quen chăm sóc đúng cách từ cha mẹ, trong đó mẹ cần lưu ý 3 thời điểm kiêng sờ bụng bà bầu này nhé.


(st)

3
7.2k
4 Bình luận

4 bình luận

Giờ mình đã biết vì sao kiêng sờ bụng bầu rồi

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình có bầu bé cháu cứ sờ sờ suốt thui à, trộm vía vẫn bt

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Khi mình mang bầu mấy bà hàng xóm cứ sờ sờ, gặp mình là sờ bụng, mình không thích mà ngại nói nên thôi ít tiếp xúc

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình cũng không thích ai sờ bụng đâu

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo