🔥 Bài đăng hot nhất

Siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không?

Chiều cao của xương sống mũi thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân tộc, di truyền, dinh dưỡng và tuổi thai. Vậy siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ hơn.

Chiều cao xương mũi thai nhi là gì?

Chiều cao xương sống mũi thai nhi chính là một trong những thước đo chuẩn phản ánh đúng tình trạng sức khoẻ và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đây được coi là một căn cứ quan trọng để bác sĩ xác định thai nhi có khả năng mắc hội chứng bệnh Down không.

Theo nghiên cứu, thai nhi không có xương mũi hoặc có xương mũi ngắn đều liên quan đến hội chứng Down, ví dụ phần lớn các ca siêu âm không đo được chiều dài xương mũi thai nhi ở tuần thứ 12 đều bị mắc hội chứng Down. Khả năng mắc Down càng cao nếu tuần 24 của thai kỳ mẹ đi khám vẫn không đo được xương mũi của bé hoặc chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn.

Thời gian chuẩn để đo xương sống mũi thai nhi

Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, việc khám sàng lọc để đo chiều dài xương mũi thai nhi là chưa cần thiết. Khi mẹ bước vào tuần thai thứ 12, mũi đã hình thành như một phần đường thở và thai nhi có chiều dài đầu mông là 64-75mm, đây là thời điểm tốt nhất để đánh giá xương sống mũi cao hay thấp. Việc đo theo dõi xương sống mũi thai nhi được thực hiện liên tục cho đến khi thai được 28-32 tuần tuổi.

Siêu âm thai 12 tuần có thể phát hiện ra 2 trường hợp bất thường ở xương sống mũi thai nhi như:

  • Không có xương sống mũi, hay còn gọi là bất sản xương mũi.
  • Chiều cao xương mũi ngắn hơn so với tiêu chuẩn, hay được gọi là bất bản một phần xương mũi.

Trong trường hợp bị bất sản xương mũi hay bất sản một phần kèm thêm bất thường về hình thái thai nhi cùng kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng Double test, Triple test hay NIPT có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để chẩn đoán nguy cơ thai nhi có mắc Down hay không. Sau khi kiểm tra cho ra kết quả bình thường thì mẹ bầu có thể yên tâm tiếp tục theo dõi sự phát triển bình thường của em bé.

Siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không?

Chỉ số xương sống mũi vào các tuần thai được coi là bình thường theo nghiên cứu tại Philippine cho các mẹ bầu tham khảo:

  • Tuần thai thứ 11: 1,96mm;
  • Tuần thai thứ 12: 2,37mm;
  • Tuần thai thứ 13: 2,90mm;
  • Tuần thai thứ 14: 3,44mm;
  • Tuần thai thứ 15: 4,05mm.

Đến tuần thứ 20, chiều cao xương sống mũi từ 4.50mm trở lên là bình thường. Đến tuổi thai mốc 22 tuần, xương sống mũi của thai nhi bằng hoặc lớn hơn 4.50mm thì bình thường, dưới 3.50mm là ngắn và em bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Khảo sát tam giác mũi sau là một trong những kỹ thuật dùng để đánh giá xương sống mũi thai nhi. Theo Hiệp hội y khoa thai nhi - Fetal Medicine Foundation ở Anh, tiêu chuẩn đánh giá xương sống mũi của thai nhi là:

  • Mặt em bé hướng nhìn về đầu dò;
  • Đầu và cổ thai nhi nằm trên một đường thẳng, có một khoảng trống giữa cằm và ngực;
  • Da trước xương mũi thẳng góc với sóng siêu âm, xương hàm trên là một đường thẳng tách rời với vùng sống mũi.

Chỉ số chiều dài xương sống mũi thai nhi rất quan trọng, muốn phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh thì mẹ cần được khám thai định kỳ, theo dõi kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ.

Với những thông tin trên, mong rằng mẹ bầu có câu trả lời cho câu hỏi “Siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không?”.

Siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không?Siêu âm thai nhi mũi tẹt có sao không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
619
3
2

2 bình luận

Dưới 22 tuần mà đo chỉ số xương mũi thấp là lo lắm.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình siêu âm lúc 12 tuần bác sĩ bảo chưa thấy xương mũi cũng lo lắm luôn, đến những lần sau thì bác bảo bình thường

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo