🔥 Bài đăng hot nhất

SIÊU ÂM NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

1. SIÊU ÂM NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?


Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai


Có rất nhiều thai phụ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa chia sẻ về việc bản thân chỉ yên tâm mỗi khi đi siêu âm và tận mắt nhìn thấy những cử động của con yêu trong bụng. Thế nhưng đôi khi lại lo lắng và tự đặt ra những câu hỏi về việc siêu âm nhiều có hại không? và lo lắng sóng siêu âm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.


Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, siêu âm là một phương pháp chẩn đoán y khoa, sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai nhi và nhau thai cũng như tử cung và nhiều cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp này giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi nếu có. Hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ không nên lạm dụng, việc đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho bản thân.

2. LỊCH SIÊU ÂM TRONG THAI KỲ CÁC MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA


3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp


Sau khi đọc hết những nội dung bên trên, chắc hẳn thai phụ đã có câu trả lời thích đáng về vấn đề liên quan đến siêu âm nhiều có hại cho thai nhi không? Vậy, siêu âm như thế nào là đúng để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra.


Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa, phụ nữ mang thai nên tới các cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên khoa cũng như các loại máy móc, thiết bị hiện đại để khám và siêu âm theo định kỳ. Điều này vô cùng quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.


Do đó, thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.

3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần (12 tuần), 21-24 tuần (22 tuần) và 28-32 tuần (32 tuần). Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.

– Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay. Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.

– Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.

– Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.

SIÊU ÂM NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?SIÊU ÂM NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
63
2
3

3 bình luận

Mẹ bầu để ý nhé

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Siêu âm nhiều thì chỉ tốn tiền thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo