🔥 Bài đăng hot nhất

Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Cần lưu ý gì?

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng rong đầy ắp trứng vịt lộn trên các ngõ ngách Việt Nam. Vị bùi ngọt của trứng; thơm thơm, cay cay của gừng và rau răm hòa quyện với vị mặn của muối tạo thành món ăn khoái khẩu của hàng ngàn người dân đất Việt. Ngon là thế, quen thuộc là thế, nhưng sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Dinh dưỡng trong trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là loại trứng ấp dở, đã hình thành con bên trong quả trứng. Quá trình phát triển từ trứng vịt thông thường thành trứng vịt lộn đã hình thành nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bào thai vịt. Chính vì vậy, trứng vịt lộn chứa hàm lượng dưỡng chất cao hơn so với trứng thông thường.


Theo chuyên gia, một quả trứng vịt lộn cung cấp:


182 calo

13,6gr protein

12,4gr chất béo

82mg canxi

2,1g sắt

212mg phốt pho

12,4g lipid

Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về việc sau sinh ăn trứng vịt lộn có được không. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đồng ý rằng, mẹ đang cho con bú có thể ăn trứng vịt lộn mà không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Mặc dù vậy, mẹ cần lưu ý về thời gian có thể bắt đầu đưa trứng vịt lộn vào thực đơn ăn uống.


Theo nhiều nguồn thông tin, thời gian mà mẹ có thể ăn trứng vịt lộn cụ thể như sau:


Mẹ sinh thường: Ở giai đoạn mới sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn khá yếu. Trong khi trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao khiến cơ thể khó hấp thu. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa. Vì vậy, tốt nhất, mẹ chỉ nên bắt đầu ăn trứng sau khi sinh em bé được 1 tháng.

Mẹ sinh mổ: Mẹ sinh mổ nên kiêng trứng vịt lộn cho đến khi vết sẹo phẫu thuật lành hẳn. Lý do là bởi, ăn trứng vịt lộn làm hàm lượng protein tăng nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng sẹo lồi, làm giảm độ đàn hồi của các mô cơ.

Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích cho người ăn.


Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

1 quả trứng vịt lộn có tới gần 200 calo. Đây là nguồn năng lượng dồi dào mà mẹ có thể dung nạp sau sinh. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng của trứng cũng cực phong phú, tốt cho cơ thể.


Hỗ trợ sức khỏe tâm thần

Sự thiếu hụt kẽm, magiê và selen có liên quan đến chứng trầm cảm và mệt mỏi. Trứng vịt lộn chứa cả ba loại khoáng chất này.


Cung cấp sắt

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng sắt cực kỳ phong phú. Sắt được cơ thể sử dụng để hình thành hemoglobin, một phần của tế bào hồng cầu mang oxy và loại bỏ carbon dioxide. Nhờ đó mẹ có thể tránh khỏi nguy cơ thiếu máu sau sinh.


Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Phần đông các mẹ mới sinh con có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong số những trường hợp sau, bạn nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này:


Mẹ bị bệnh tim mạch

Mẹ bị huyết áp cao

Trong một quả trứng vịt lộn có tới 600mg cholesterol. Theo các nghiên cứu khoa học, cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh động mạch ngoại vi, huyết áp cao và đột quỵ.

Cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn?

Chỉ nên ăn 1 – 2 quả/tuần: Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng, nếu ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa có thể sẽ không hấp thụ được gây tình trạng đầy bụng. Các chuyên gia khuyên rằng, người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn chia thành 2 lần ăn mỗi tuần.

Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối khiến cơ thể khó hấp thụ, dễ gây đầy bụng. Do đó, mẹ nên ăn trứng vào buổi sáng để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Nên ăn cùng gừng, rau răm: Trứng vịt lộn có tính hàn vì vậy cần ăn với những loại thực phẩm mang tính ấm như rau răm và gừng. Không chỉ tốt cho sức khỏe, rau răm và gừng còn giúp hương vị của trứng vịt lộn lên một tầm cao mới.

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Mẹ sau sinh có thể ăn được trứng vịt lộn, tuy nhiên chỉ nên ăn 1 – 2 quả/tuần, vào buổi sáng và ăn kèm gừng/rau răm để nhận được tối đa lợi ích từ loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Dù là món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần chú ý để không gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Chúc các bạn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn cho mình và người thân.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
20
1
4

4 bình luận

Mình cũng không ghiền món này lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Nhã Thy

Lâu lâu ăn cũng tốt ak bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình đợi qua 3 thángg mới dám ăn kaka

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Tươi97

Ngon mà hén

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo