Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmPhù nề trong thai kỳ
Phù chân ở bà bầu xuất hiện khi nào?
Phù chân👣 có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phổ biến nhất là phù chân tay khi mang thai🤰 tháng cuối. Đó là do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu🩸 khó lưu thông, gây phù nề.
Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề. Triệu chứng này không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động🏃♀️ hàng ngày.
Những thay đổi của cơ thể mẹ dẫn đến phù nề
Những thay đổi trong máu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu🩸, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai👶. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu🩸 khó chảy trở về tim, gây ra phù nề ở bà bầu🤰.
Rối loạn nội tiết
Khi mang thai trọng lượng⚖️ cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân👣 cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề.
Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu🩸 trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn. Ngoài ra, hàm lượng muối🧂 trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
Những nguyên nhân khác dẫn đến phù nề ở bà bầu
Đi giày dép không phù hợp
Đi giày🩰 dép chật làm đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giày cao👠 và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn ít Kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), tiêu thụ nhiều caffeine☕, ăn nhiều muối chính là nguyên nhân gây ra phù nề ở bà bầu. Vì vậy, cần đảm bảo cân đối các chất trong thực đơn hằng ngày và không ăn quá mặn🥓.
Một vài nguyên nhân khác
Đứng🧍♀️ quá lâu, làm việc quá sức, thời tiết nóng bức đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra phù nề chân ở mẹ bầu. Các mẹ hãy cố gắng điều chỉnh thời gian⏰ làm việc và hoạt động sao cho phù hợp.
Phù nề khi mang thai có nguy hiểm không?
Phù nề tác động đến cơ thể mẹ bầu như thế nào?
Khi bị sưng phù, điều đầu tiên mà các bà bầu cảm thấy là không thoải khi vận động🚶♀️ hàng ngày. Dù không quá đau đớn bên ngoài nhưng vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.
Phù nề gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc và thải chất lỏng💦 trong cơ thể.
Nên khi tăng lượng chất lỏng thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng đó, cung cấp đủ nước🌊 cho các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra khi chất lỏng tập trung gây phù chân cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông, tuần hoàn máu🩸 ở phần chân về tim bị kém hiệu quả, khiến ảnh hưởng hoạt động của tim.
Khi nào phù nề xuất hiện thì là dấu hiệu của tiền sản giật?
Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân👣 trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm☠️ đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi🦵 thì có thể là dấu hiệu của hình thành cục máu đông. Do đó, trong quá trình mang thai, đặc biệt là phù chân tay✋ khi mang thai tháng cuối đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ👨⚕️ và chữa trị kịp thời.
1 bình luận
Mới nhất
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)