Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmNhau thai bám thấp
Dạ e chào bs.! Thai e đuoc 16w tuoi đi sâ bs nói nhau thai bám mặt sau tràn qua cổ tử cung 28mm , e hoi thì chỉ keu e it đi lai, nhung e rat lo vi điều nay ko có nguyen nhân hay thuoc uong để điều trị hay sao, và nhau thai như vậy liệu sau này có bám cao được ko ạh .??e không bị nghén chỉ ở nhà ăn ngủ điều độ,epe cũng phát triển bình thường nhưng tại sao e lại bị như vậy e cũng ko hiểu va rất lo lắng,mong được nhận lời chia sẻ từ bác sĩ ạh.!
1 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Rau bám thấp là một tình trạng thai kì nguy cơ bạn nhé, hiểu nôm na là rau thai bám gần, sát hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung, dẫn đến cản đường sinh thường của trẻ sau này.
Nguyên nhân hiện tại không được biết rõ, song nguy cơ tăng lên nếu bạn có làm IVF, sử dụng thuốc tránh thai, sau phá thai thất bại hoặc có sẹo mổ tử cung trước đó, đa phần là không rõ nguyên nhân. Dù nguyên nhân gì, hiện tại bạn nên tập trung theo dõi tình trạng thai là tốt nhất.
Nguy cơ: Thai của bạn rau bám lan qua lỗ trong cổ tử cung thì hầu như không có hi vọng việc rau bám cao lên được bạn nhé. Nên nguy cơ chảy máu trong thai kì khá cao, và phải mổ lấy thai. Rau tiền đạo cũng có thể dẫn đến thai bị nhỏ hơn so với tuổi thai. Vì vậy, việc theo dõi thai kì, khám thai theo hẹn hoặc ngay khi có ra máu là điều rất cần thiết đối với bạn. Ngoài ra, rau tiền đạo còn có nguy cơ biến chứng rau cài răng lược, là tình trạng gai rau đâm xuyên cơ tử cung, dẫn đến không bong rau sau khi sổ thai, chảy máu băng huyết, dẫn đến cắt tử cung cao.
Vì vậy, bạn cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ: vận động nhẹ nhàng, kiêng quan hệ, tránh táo bón, sử dụng thuốc nếu có, và khám thai theo hẹn hoặc ngay khi có ra máu âm đạo
Chúc bạn khỏe mạnh
BS Hoàng Công Hải
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào thông tin bạn đã cung cấp, nhau thai bám thấp mặt sau không phải là vấn đề lo lắng nếu nhau thai bám ở phía sau thành tử cung. Đây là một vị trí an toàn và không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và thường xuyên đi khám thai để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. Việc nhau thai bám thấp có thể di chuyển lên vị trí đúng của nó trong quá trình thai kỳ phát triển. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, hãy thảo luận thêm với bác sĩ của mình để được tư vấn cụ thể và an tâm hơn. Chúc bạn và thai nhi của bạn khỏe mạnh!Bạn còn có thắc mắc gì khác không?Chuyên mục liên quan