🔥 Bài đăng hot nhất

Nhau thai bám mặt trước và những lưu ý cho mẹ bầu .

Nhau thai bám mặt trước là sao?


Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Thông thường, rau thai sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần với bụng được gọi là rau bám thấp. Rau thai bám mặt trước được hiểu là rau thai bám ngay phía trước đầu của thai nhi, tức thai nhi nằm phía sau và rau thai nằm phía trước.

Một số vấn đề mà thai phụ có thể gặp phải khi nhau thai bám mặt trước như:

• Gây khó khăn trong việc cảm nhận những cử động của thai nhi: khi rau thai bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa em bé với tử cung, từ đó khiến cho thai phụ không thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Thậm chí khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, thai phụ cũng không cảm nhận được những cú đạp của em bé.

• Khó nghe được nhịp tim: vị trí bám của bánh rau không thuận lợi sẽ dẫn tới tình trạng khó nghe được nhịp tim thai. Tuy nhiên, tình trạng rau bám mặt trước sẽ không gây trở ngại đối với việc siêu âm xác định giới tính của em bé.

• Cản trở những thủ thuật y khoa: nếu rau thai bám mặt trước sẽ gây cản trở những thủ thuật y khoa, em bé bị ngôi ngược thì tình trạng rau bám mặt trước sẽ là một trở ngại trong việc đưa em bé ra ngoài.

Vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai nhằm kiểm tra vị trí bám của bánh rau. Bánh rau bám mặt trước được cho là an toàn nếu như bánh rau trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu trong tuần thứ 33 và 34 của thai kỳ, rau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn tới tình trạng rau tiền đạo. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ phải tiến hành siêu âm để xác định lại vị trí của thai nhi, bánh rau và chỉ định sinh mổ. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần lưng khi sinh.

.Những lưu ý khi mẹ bầu nhau thai bám mặt trước



Tuỳ thuộc vào sức khoẻ của sản phụ và vị trí của nhau thai trong giai đoạn cuối thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sinh mổ hay sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số vấn đề để giúp tăng sức khoẻ như sau:

• Khám thai định kỳ

• Tránh vận động nhiều và quá sức

• Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ miễn dịch

• Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp

• Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu

• Ăn uống nhiều hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh

• Bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thu.

Tóm lại, nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần thắt lưng khi sinh. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai kỳ khỏe mạnh.

4
54k
2 Bình luận

2 bình luận

Cảm ơn mom chia sẻ về lưu ý khi nhau thai bám mặt trước

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình nhau bám mặt trước, thành bụng dày đến 20w mới cảm nhận được con đạp

1 năm trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo