Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmMang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn thai kỳ, bất cứ vấn đề nào cũng có thể gây nguy hiểm và khiến cho mẹ bầu lo lắng nhất là trường hợp ra máu. Một số chị em mang thai ra máu nhưng không đau bụng cũng cần phải cảnh giác. Cùng tìm hiểu mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
1.Mang thai ra máu nhưng không đau bụng do đâu?
Có tới 20 đến 30% thai phụ đang trong tuần đầu tiên của thai kỳ thấy hiện tượng ra máu không đau. Hiện tượng đa phần do các nguyên nhân dưới đây:
Trứng làm tổ
Việc mang thai ra máu nhưng không đau bụng hay xuất hiện ở thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, chị em không cần phải lo lắng bởi đa số đây chỉ là biểu hiện của máu cho biết trứng đã làm tổ trong buồng tử cung thành công. Quá trình này có thể khiến cho mẹ bầu ra một ít máu phớt đỏ và dịch nhầy nhưng hiện tượng này sẽ biến mất ngay sau đó hai đến ba ngày.
Thay đổi nội tiết
Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ có sự xáo trộn của các hormone nội tiết tố khiến cơ thể xuất hiện một số hiện tượng lạ. Đôi khi có những phản ứng hoá học xảy ra gây nên hiện tượng chảy máu âm đạo trong thời gian ngắn, khi cơ thể thích nghi với sự có mặt của hormone mới, hiện tượng này cũng nhanh chóng biến mất. Khi thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân mang thai ra máu nhưng không đau bụng.
Quan hệ tình dục
Khi mang thai các cặp vợ chồng có thể quan hệ tình dục nhưng cần chọn nhưng tư thế an toàn và giảm tần suất quan hệ không nên sử dụng các động tác kích thích mạnh gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới thai kỳ và cuối thai kỳ mẹ bầu hãy cần trọng khi quan hệ để tránh gây kích thích tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.
Viêm nhiễm vùng kín
Ở giai đoạn mang thai, khá nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục chẳng qua ở mức độ nhẹ hay nặng. Nguyên nhân là do sự thay đổi của tuyến nội tiết thay đổi độ PH ở âm đạo từ đó tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm nhiễm. Do đó, có thể có dấu hiệu ra huyết hồng nhưng không đau bụng, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra.
Ảnh hưởng sau khám thai
Nhiều chị em khám phụ khoa các bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để khám hay ở cuối tháng thai kỳ khám ở âm đạo kiểm tra cổ tử cung mở ra chưa. Khi về chị em thấy xuất hiện ít máu, trường hợp này chị em không phải lo lắng vì lượng máu ít và không gây đau đớn. Đây cũng là trường hợp mang thai ra máu nhưng không đau bụng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chảy máu lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu và thai phụ bị ảnh hưởng như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tụ máu màng đệm, bong nhau thai,... Nếu như không thăm khám kịp thời sẽ có thể gây sảy thai, sinh non thậm chí đứt nhau. Đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng mang thai ra máu nhưng không đau bụng.
2. Làm gì khi ra máu lúc mang thai?
Khi có dấu hiệu ra máu, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể và thực hiện những điều sau:
- Theo dõi lượng máu ra từ khi thấy máu xuất hiện.
- Nghỉ ngơi, không vận động trong thời gian này, nếu máu chảy nhanh, nhiều, liên tục cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục an toàn bằng nước muối và sản phẩm an toàn, rửa xà phòng ở mức độ hạn chế bởi có khả năng làm mất cân bằng pH.
- Biểu hiện ra máu không thuyên giảm nên đến bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán, không tự ý chữa trị tại nhà cũng như chần chừ khi thấy triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa mang thai ra máu
Cách tốt nhất để có thể hạn chế được nguy cơ mang thai ra máu nhưng không đau bụng đó chính là chị em hãy đi khám thai định kỳ. Đặc biệt trước khi có ý định mang thai chị em hãy chủ động đi khám để đảm bảo cơ thể người mẹ sẽ không mắc các bệnh liên quan nguy hiểm.
Việc khám thai định kỳ cũng rất quan trọng giúp bạn có thể theo dõi được sức khỏe của thai nhi và mẹ một cách toàn diện nhất từ đó phát hiện có dấu hiệu bất thường. Qua đó có được biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Ngoài ra, chị em trong quá trình mang thai để hạn chế ra máu cũng nên hạn chế vận động mạnh. Không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá nhiều ở một tư thế sẽ khiến ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho thai nhi phát triển và người mẹ có sức khỏe để có kỳ thai sản khỏe mạnh vượt cạn thành công.
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn, chúc bạn có thai kì khỏe mạnh.
2 bình luận
Mới nhất
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)
tuỳ vào thời điểm ra máu, mà mang thai ra máu thì hơi căng à