Mình bầu dc 6 tháng, hôm nay mới soi gương thấy vết rạn phía dưới bụng, mình thoa dầu dừa có hết k và có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ?
Mang thai mấy tuần thì có tim thai?
Khi biết mình đã mang thai, điều mong đợi đầu tiên đó là nghe được tim thai của con. Tim thai báo cho bố mẹ biết con vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Vậy tuần mấy sẽ có tim thai là điều được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
1.Mang thai mấy tuần thì có tim thai?
Theo quá trình phát triển của thai nhi, tim thai sẽ hình thành rõ ràng và bắt đầu đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ tinh, tương đương tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đôi khi phải đến tuần thứ 8 đến thứ 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai, điều này còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của thai nhi hoặc có thể do việc tính tuổi thai không chính xác.
Trong giai đoạn đầu, tim thai nhi từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau cùng, phát triển hoàn thiện với trái tim có 4 buồng và van tim. Van tim có vai trò mở và đóng nhằm đưa máu đi nuôi cơ thể. Đến tuần thứ 20, nhịp đập tim thai sẽ mạnh hơn. Đặc biệt, lúc này bố và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy bằng tai nghe bình thường.
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi
Nhịp tim thai nhi là một dấu hiệu quan trọng về sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi:
- Chuyển động thai nhi: Khi thai nhi cử động hoặc chuyển động, nhịp tim có thể tăng lên.
- Giấc ngủ và thức giấc: Nhịp tim của thai nhi cũng thay đổi theo chu kỳ giấc ngủ và thức giấc. Khi bé đang ngủ, nhịp tim có thể chậm lại.
- Tuổi thai: Trong những tuần đầu của thai kỳ, nhịp tim thai nhi tăng lên nhanh chóng. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9, nhịp tim có thể tăng từ 90 lên tới 170 bpm. Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ: Nhịp tim thai nhi ổn định hơn và thường nằm trong khoảng 120-160 bpm từ tuần 20 trở đi.
- Căng thẳng và lo lắng: Mức độ căng thẳng và lo lắng của mẹ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi thông qua việc thay đổi hormone và lưu lượng máu.
- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống không cân đối hoặc thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và nhịp tim của bé.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ: Các bệnh lý của mẹ như tiểu đường, cao huyết áp, hay các vấn đề về tim mạch có thể ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi.
- Âm thanh và ánh sáng: Thai nhi có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ môi trường bên ngoài, gây ra sự thay đổi trong nhịp tim.
- Tư thế của mẹ: Tư thế nằm hoặc ngồi của mẹ có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và nhịp tim của thai nhi.
- Thiếu oxy: Nếu thai nhi không nhận đủ oxy, nhịp tim có thể thay đổi để phản ứng lại tình trạng này.
- Các dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tim và chức năng tim của thai nhi, dẫn đến nhịp tim bất thường.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở thai nhi có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bé.
3.Sau khi có tim thai, mẹ bầu cần làm gì?
Sau đây là gợi ý tham khảo giúp thai nhi có một trái tim khỏe mạnh:
- Bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho con.
Nên theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu suốt thời gian thai kỳ thường xuyên nếu mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ. Bởi tiểu đường có nguy cơ làm em bé mắc bệnh tim mạch.
- Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không dùng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã phần nào sáng tỏ được thắc mắc "mang thai mấy tuần thì có tim thai?"
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
2 bình luận
Mới nhất
Từ tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ.
Lúc đi khám thai mà nghe thấy tim thai cảm giác hạnh phúc khó tả gì đâu á.