Mình bầu dc 6 tháng, hôm nay mới soi gương thấy vết rạn phía dưới bụng, mình thoa dầu dừa có hết k và có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ?
Mang thai 3 tháng đầu ăn lê được không?
“Mang thai 3 tháng đầu ăn lê được không?” là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là lần đầu mang thai. Bởi đây là một loại quả thơm ngon được nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mang thai 3 tháng đầu ăn lê được không?
Theo các chuyên gia, lê là loại quả giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn. Hơn thế, mẹ có thể thường xuyên thêm lê vào thực đơn hàng ngày. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g quả lê thường chứa:
- Năng lượng: 57 kcal
- Carbohydrate: 15 gram
- Đường: 10 gram
- Chất xơ: 3 gram
- Protein: 0.4 gram
- Chất béo: 0.1 gram
Ngoài ra, lê còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác:
- Vitamin C: 4.3 mg
- Vitamin K: 4.4 µg
- Vitamin A: 25 IU
- Folate (Vitamin B9): 7 µg
- Kali: 119 mg
- Magie: 7 mg
- Canxi: 9 mg
- Sắt: 0.2 mg
Quả lê cũng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, có lợi cho sức khỏe, giúp giảm viêm và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Việc thêm lê vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch ở mẹ bầu và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.
Vậy nên, với câu hỏi bà bầu ăn lê được không thì câu trả lời là CÓ, nhưng phải biết ăn đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn.
Theo đó, trước khi ăn thì chị em cần phải chú ý sơ chế và rửa sạch quả lê kỹ lưỡng bằng cách ngâm nước muối, gọt bỏ vỏ để loại trừ các mầm bệnh và vi khuẩn có thể gây hại. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như listeriosis, nhiễm toxoplasma, hoặc các biến chứng khác trong thai kỳ.
Đồng thời, khi mang thai thì chị em không nên ăn quá nhiều lê để tránh tình trạng dẫn đến một số vấn đề như tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ bầu cần xem xét tình trạng sức khỏe của mình trước khi ăn lê. Đối với những người bị đái tháo đường thai kỳ hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, nên hạn chế ăn loại quả này để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bà bầu nên ăn lê thế nào cho đúng?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các mẹ bầu ăn lê theo các hướng dẫn dưới đây:
- 1-3 quả nhỏ (vừa) mỗi ngày là liều lượng lê an toàn mà phụ nữ mang thai nên tiêu thụ, vì dù ít nhưng trong lê vẫn có hàm lượng chất béo và đường. Nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, tăng nguy cơ đái tháo đường
- Không nên ăn trước bữa cơm, không nên ăn khi bụng đói, nên ăn sau khi đã no để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, gây tắc ruột, khó tiêu thụ thức ăn
- Nên ăn lê sau bữa ăn 1-2 tiếng và ăn cùng các loại trái cây lành mạnh khác để tăng cường sức khỏe
- Nên rửa sạch lê bằng nước sạch trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho đường ruột
- Không ăn kết hợp với một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc như củ cải, rau dền, thịt ngỗng
- Không ăn lê đã để qua đêm hoặc quá 24 giờ, vì lúc này lượng vi khuẩn đã xuất hiện, sinh sôi khá nhiều trên bề mặt quả
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị kiến thức về cách bảo quản lê để sử dụng được lâu hơn:
- Nên để lê nguyên vỏ, chưa cắt vào tủ lạnh
- Trước khi đưa vào tủ để bảo quản cần bọc lại bằng túi bóng hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn tình trạng nhiễm khuẩn chéo giữa hoa quả với các thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt cá…
Hy vọng với những chia sẻ trên, câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu ăn lê được không?” của các mẹ đã được giải đáp. Các mẹ có thể yên tâm tiếp tục sử dụng lê là loại hoa quả dinh dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra cũng nắm được các tác hại mà chúng để lại nếu ăn lê quá nhiều, từ đó tiêu thụ lượng vừa phải và tuân thủ những lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
2 bình luận
Mới nhất
Quả lê rất giàu dinh dưỡng nên cũng rất tốt cho mẹ bầu.
Quả lê rất tốt, nhiều dinh dưỡng tốt cho bầu lắm