mang thai

hiện tại tôi đang mang thai 38 tuần đi làm xét nghiệm thấy bạch cầu tăng bạch cầu neutrophil tăng bạch cầu lympho giảm có sao không ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
44
2
3

3 bình luận

nếu k biết các chỉ số như nào thì đọc đúng là lo lo ấy b nhỉ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Nếu có sốt cao thì nên đi khám c ạ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào mẹ,

Khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi nhất định, bao gồm cả công thức bạch cầu trong máu. Cụ thể như sau

1. Tổng số lượng bạch cầu (WBC): Tăng tổng số lượng bạch cầu

  • Trong thai kỳ, số lượng bạch cầu thường tăng từ 6.000–16.000/mm³ (so với mức bình thường là 4.000–10.000/mm³).
  • Trong giai đoạn chuyển dạ, con số này có thể tăng lên đến 25.000/mm³, đây là một phản ứng sinh lý và không phải do nhiễm trùng.

2. Bạch cầu trung tính (Neutrophils): Tăng bạch cầu trung tính (Neutrophilia):

  • Bạch cầu trung tính chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng đáng kể trong thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Tăng bạch cầu trung tính là kết quả của: Phản ứng viêm nhẹ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, và sự thay đổi miễn dịch để dung nạp thai nhi (một loại "vật thể lạ" trong cơ thể mẹ).

3. Bạch cầu lympho (Lymphocytes): Giảm nhẹ tỷ lệ bạch cầu lympho:

  • Lympho bào T giảm chức năng để ngăn ngừa phản ứng thải ghép đối với thai nhi.
  • Mặc dù giảm tỷ lệ, số lượng tuyệt đối của lympho bào có thể không thay đổi nhiều.

4. Bạch cầu mono (Monocytes): Tăng nhẹ bạch cầu mono:

  • Monocyte đóng vai trò trong việc loại bỏ tế bào chết và tham gia vào phản ứng viêm cần thiết để duy trì thai kỳ.

5. Bạch cầu ái toan (Eosinophils): Không thay đổi đáng kể:

  • Tỷ lệ và số lượng bạch cầu ái toan thường không có sự khác biệt lớn trong thai kỳ, trừ khi có yếu tố kích thích như dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng.

6. Bạch cầu ái kiềm (Basophils): Ít thay đổi:

  • Số lượng và tỷ lệ bạch cầu ái kiềm thường ổn định trong suốt thai kỳ.

Vì vậy, kết quả xét nghiệm của mẹ là bình thường, nên mẹ không cần lo lắng mẹ nhé.

Trường hợp mẹ có tăng bạch cầu cao bất thường, có sốt hoặc đau nhức cơ thể kèm theo, đó là dấu hiệu viêm và mẹ cần khám lại.

Chúc mẹ khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải

4 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo