🔥 Bài đăng hot nhất

Hình ảnh túi thai nằm thấp như thế nào, có nguy hiểm không?


Mẹ bầu những tháng đầu có thể được bác sĩ chẩn đoán mình gặp phải tình trạng túi thai nằm thấp. Vậy hình ảnh túi thai nằm thấp như thế nào, có nguy hiểm không? Đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

Túi thai nằm thấp có nguy hiểm không?

Túi thai nằm thấp hoặc nhau thai bám thấp là trường hợp túi thai làm tổ ở eo hoặc cổ tử cung thay vì đáy hay phần giữa tử cung như thông thường. Vị trí của túi thai bất thường sẽ dọa sảy và khiến nguy cơ sinh non cao hơn bình thường. Túi thai nằm thấp khi chuyển dạ cũng có nguy cơ khiến mẹ khó sinh hơn, hoặc khó xoay ngôi thai trong các trường hợp ngôi ngược, ngôi ngang ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.


Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận và đưa ra chỉ định mổ lấy thai ngay cho những trường hợp nguy hiểm như xuất huyết nhiều để bảo vệ cả mẹ và bé. Do đó, túi thai nằm thấp rất nguy hiểm, bởi vậy mẹ bầu cần chăm sóc bản thân hết sức cẩn thận. Mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi nếu mẹ chăm sóc bản thân tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì cả mẹ và bé vẫn có thể cùng nhau vượt cạn thuận lợi.

Những điều mẹ cần làm để đảm bảo an toàn khi túi thai nằm thấp

Chăm sóc tinh thần tốt nhất, giữ tâm lý thoải mái


Mẹ bầu cần giữ bình tĩnh khi bác sĩ chẩn đoán túi thai của mẹ nằm thấp, không nên quá kích động hoặc lo lắng sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ hãy yên tâm rằng bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chăm sóc bản thân đúng cách, cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý, chắc chắn có thể giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.


Nếu có bất kỳ vấn đề tâm lý hoặc cảm thấy quá stress, hãy tâm sự ngay với chồng hoặc người thân trong gia đình mẹ nhé. Để bản thân nhận được sự tư vấn tâm lý của những người thân yêu có thể giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, đặc biệt tốt cho việc an thai cũng như ngăn chặn nguy cơ trầm cảm thai kỳ.

Khám thai đúng lịch, kiểm tra thường xuyên


Khi được bác sĩ chẩn đoán túi thai thấp, mẹ cần phải đi khám thai đúng lịch hẹn. Bác sĩ sẽ có chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mẹ vào từng thời điểm khác nhau. Mẹ có thể được bác sĩ khuyên vẫn có thể đi làm, hoặc cần nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà. Mẹ bầu cũng cần tự theo dõi tình trạng của mình thường xuyên. Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như xuất huyết, đau bụng cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để kiểm tra một cách kịp thời nhất.

Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất


Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ bổ sung dưỡng chất để bản thân có đủ sức khỏe chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp cho bản thân và thai nhi đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Thực phẩm tươi sạch, dễ hấp thu và giàu các loại vitamin và khoáng chất là lựa chọn bổ sung tuyệt vời của mẹ. Tăng cường ăn các loại rau xanh, thịt đỏ chứa nhiều sắt, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối,…


Bên cạnh bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm, mẹ cũng nên bổ sung thêm dưỡng chất bằng đường uống như các viên uống tổng hợp. Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo bản thân có đủ sắt và axit folic cung cấp cho nhu cầu bản thân và thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm mẹ tiêu thụ hằng ngày không thể đảm bảo đủ nhu cầu lớn trong thời gian mang thai. Do đó, sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt và axit folic cho mẹ bầu rất quan trọng. Mẹ nên chọn sản phẩm an toàn, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo để bổ sung trong suốt thai kỳ nhé.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo đúng hướng dẫn


Trong trường hợp mẹ được chỉ định cần nghỉ ngơi tại nhà, mẹ nên nằm yên tại giường, tránh đi lại nhiều hoặc làm việc quá sức. Mẹ cũng cần tuyệt đối tránh đi xe đạp hoặc đi xe máy, sẽ tác động không tốt đến bụng dưới. Nếu mẹ vẫn có thể đi làm, cần di chuyển và đi lại hết sức cẩn thận. Mẹ chỉ nên di chuyển bằng thang máy, không leo thang bộ hoặc dốc cao. Điều quan trọng nhất là mẹ không nên để stress công việc làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe nhé. Các trường hợp mẹ bầu túi thai nằm thấp tuyệt đối không nên quan hệ trong thời gian mang thai. Khi quan hệ, tử cung sẽ bị tác động khiến cường độ co bóp mạnh và nhiều hơn, dễ gây xuất huyết hoặc động thai vô cùng nguy hiểm đối với mẹ bầu.


Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc túi thai nằm thấp có nguy hiểm không của các mẹ bầu. Khi được chẩn đoán túi thai thấp, mẹ bầu nên bình tĩnh thực hiện các biện pháp khắc phục nhau thai bám thấp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ. Vị trí bánh nhau có thể điều chỉnh khác nhau theo thời gian và chế độ chăm sóc, do đó mẹ hãy cứ vui khỏe, lạc quan để có cuộc vượt cạn thành công nhé!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7324
6
6

6 bình luận

Thai mình thì trên cao còn ối thì thấp bs có nói cổ tự cũng thấp nữa. Mình rất lo

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Nếu thấp ít thì không lo lắm đâu, mẹ bầu nằm nghỉ ngơi ít vận động sau 1 hay 2 tuần nữa thì xu hướng túi ối sẽ phát triển về phía đáy tử cung là Okie thôi

4 tháng trước
Thích
Trả lời

bs của mình bảo mình đi bộ ít thôi và phải thường xuyên uống thuốc bổ và sữa tươi nữa

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình cũng chửa thấp

4 tháng trước
Thích
Trả lời

chịu khó khám theo hướng dẫn bs là được rồi.

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Các mẹ trong tình trạng này lưu ý nè, chúc mọi người thai kỳ khoẻ mạnh

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo