Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmHiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau có nguy hiểm không?
Trong thời kỳ mang thai, tư thế nằm của thai nhi hầu hết sẽ là mông hướng xuống dưới phần tử cung (tư thế này rau thai bám mặt trước). Càng về những tháng cuối thai kỳ thai nhi sẽ có xu hướng chúc phần đầu về phía xương chậu của mẹ. Phần gáy sẽ hướng về phía bụng mẹ để tạo ra ngôi thai thuận lý tưởng (rau thai bám về phía mặt sau). Khi thai nhi nằm ở tư thế này nó sẽ tạo áp lực hướng xuống phần tử cung của mẹ. Lúc này, khi xuất hiện các cơn co thắt hay cơn gò sẽ làm cho tử cung được mở rộng, nhờ vậy giúp cho thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
Theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa, rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau hiện tượng hoàn toàn bình thường của thai nhi. Chúng sẽ nguy hiểm khi được bác sĩ chẩn đoán là các bệnh lý nhau thai bám thấp, nhau thai tiền đạo.. Những bệnh lý này có thể gây dị tật thai nhi nếu không phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, tùy thuộc vào số lần mang bầu mà thời gian xuất hiện hiện tượng rau bám mặt trước chuyển sang bám mặt sau của thai nhi là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào những yếu tố cơ thể của người mẹ như: khung chậu, cấu trúc tử cung, dây rốn…
5 bình luận
Mới nhất
Các mẹ mang thai đọc để biết và chú ý nhé
Ủa mình cứ nghĩ là nó sẽ không thay đổi
Vậy mà mình cứ tưởng là sẽ bám cố định chứ