Mình bầu dc 6 tháng, hôm nay mới soi gương thấy vết rạn phía dưới bụng, mình thoa dầu dừa có hết k và có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ?
Hết nghén rồi nghén lại
Ốm nghén là một dấu hiệu bình thường của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 85% phụ nữ mang thai. Tình trạng này xảy ra khi nồng độ hCG trong máu cao. Nồng độ hCG thường đạt mức cao nhất vào tam cá nguyệt thứ nhất. Do đó, các triệu chứng ốm nghén thường nghiêm trọng hơn vào các tháng đầu sau khi thụ thai, đặt biệt là sau khi bào thai bám vào thành tử cung.
Hầu hết các trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể biến mất vào tuần thứ 12 đến tuần thứ 15 của thai kỳ. Các triệu chứng thường nghiêm trọng vào buổi sáng, được cải thiện vào buổi chiều và thường ở mức nhẹ đến trung bình, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp tình trạng hết nghén rồi nghén lại. Mặc dù không thường xảy ra nhưng một số phụ nữ có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ và các triệu chứng có thể kéo dài đến khi sinh. Nói chung, tình trạng hết nghén rồi nghén lại không nghiêm trọng, mặc dù có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng hết nghén rồi nghén lại có thể liên quan đến một số thay đổi trong cơ thể bao gồm:
+ Dạ dày và hệ thống tiêu hóa bị giãn ra, điều này khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây buồn nôn và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
+ Tử cung phát triển với kích thước lớn, gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến cảm giác buồn nôn.
+ Thay đổi nội tiết tố, thường phổ biến ở tam cá nguyệt thứ nhất nhưng cũng có thể xảy ra trong các giai đoạn khác của thai kỳ.
+ Thay đổi huyết áp trong thai kỳ.
+ Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa, như thực phẩm nhiều dầu mỡ, axit hoặc thức ăn cay.
Trong một số trường hợp, ốm nghén có thể trở nên nghiêm trọng, khoa học gọi là hyperemesis gravidarum hoặc chứng nôn mửa quá mức dẫn đến mất nước và giảm cân. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị truyền thuốc thông qua ống dẫn, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng.
St
5 bình luận
Mới nhất
ngửi mùi cá là lại 🤮 sợ thật
Giờ nhắc tới khoảng thời gian ốm nghén mình sợ hãi lun í, ám ảnh
Mình cũng từng vậy, giờ mới hiểu
May mà cả thai kỳ mình k nghén, nên cũng đỡ mệt
mình cũng bị vậy, qua tháng thứ 5 mới đỡ