Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmEm bé gò cứng bụng có sao không?Cơn gò tử
Em bé gò cứng bụng có sao không?
Cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung, rồi sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung, là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Và không phải cơn gò nào tử cung cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Vậy em bé gò cứng bụng có sao không?
Em bé gò cứng bụng có sao không?
Giải đáp cho thắc mắc này, khi nào cơn gò cứng bụng là bình thường và khi nào nguy hiểm?
Nếu dấu hiệu chỉ dừng lại ở mức những cơn gò nhẹ mà không đi kèm với các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau lưng hay chuột rút thì mẹ hoàn toàn không cần lo lắng. Ngược lại, cơn gò làm mẹ đau dữ dội hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên thăm khám sớm.
Nhận biết các loại cơn gò tử cung thường gặp
Có 3 loại cơn gò co thắt ở tử cung thường gặp. Mỗi loại sẽ báo hiệu cho tình trạng thai kỳ khác nhau. Vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn:
1. Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)
Cơn gò sinh lý còn được gọi là Braxton Hicks, thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc sớm nhất là từ tháng thứ 4. Cơn gò này xảy ra không thường xuyên và chỉ tăng dần tần suất và mức độ đau vào gần cuối thai kỳ. Đặc biệt, không giống với các cơn gò chuyển dạ, cơn gò Braxton Hicks không làm cổ tử cung bị giãn nở.
2. Cơn gò sinh non
Nếu cơn gò xuất hiện trước tuần 37 thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Cụ thể, cơn gò sinh non xuất hiện thường xuyên hoặc không kèm theo những dấu hiệu như: đau quặn bụng mức độ nhẹ, đau lưng âm ỉ, cảm thấy vùng chậu hoặc bụng dưới có áp lực, thay đổi loại dịch tiết âm đạo và vỡ ối sớm.
3. Cơn gò chuyển dạ
Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện cũng là lúc cổ tử cung mỏng và giãn nở ra để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” của mẹ bầu. Lúc này, các cơ co thắt xuất hiện ở mức tăng dần, lên đỉnh điểm rồi giảm dần. Tần suất xuất hiện của chúng khá đều và càng về sau càng rút ngắn thời gian diễn biến. Đặc biệt, theo thời gian, cơn gò chuyển dạ dần gia tăng đến mức độ đau dữ dội.
Dựa vào mức độ và thời gian của cơn gò có thể nhận biết 2 giai đoạn chuyển dạ:
• Chuyển dạ tiềm thời: Những cơn gò có mức độ nhẹ ở phần bụng dưới hoặc cổ tử cung căng cứng. Thời gian cơn gò từ 30-60 giây và lặp lại sau 3-5 phút. Sau đó tiếp tục gia tăng về mức độ đau và thời gian, kèm theo dấu hiệu cổ tử cung mở từ 1-4cm.
• Chuyển dạ tích cực: Các cơn gò chuyển dạ xuất hiện với tần suất nhiều, dày đặc và thời gian lâu hơn cùng với cảm giác đau dữ dội. Cổ tử cung lúc này có thể mở từ 4-10cm để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
Đồng thời, cơn gò tử cung chuyển dạ đi kèm với một số dấu hiệu sắp sinh như: có máu khi đi vệ sinh hoặc ra nhờn hồng ở âm đạo, rỉ hoặc vỡ ối, mẹ cảm thấy như em bé đang “đi” dần xuống phần dưới bụng.
Cách phân biệt cơn gò cứng bụng và thai máy
Gò tử cung là cơn đau xuất phát từ 1 điểm góc của tử cung rồi dần lan rộng với cường độ và thời gian tăng dần. Trong khi thai máy xuất hiện từ tuần thai 17-20, là những cử động của thai nhi không mang tính lan toàn như cơn gò. Thai nhi chạm vào bụng mẹ ở đâu thì mẹ sẽ cảm nhận rõ ở vị trí đó. Vì thế, mẹ cần phân biệt rõ cơn gò bụng khi mang thai và thai máy để có giải pháp xử trí thích hợp nhé!
Các biện pháp đối phó với tình trạng em bé gò trong bụng mẹ
Mẹ có thể áp dụng các cách sau để xoa dịu các cơn gò tử cung:
• Đi bộ hoặc di chuyển, đu đưa người.
• Ngâm mình trong bồn tắm hoặc dùng vòi sen.
• Nghe nhạc, ngồi thiền.
• Tập hít thở, tập các tư thế giảm bớt cơn đau.
• Thực hiện massage vùng lưng.
• Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ để tránh những cơn gò do tình trạng táo bón, căng thẳng gây ra. Đặc biệt, đừng quên kết hợp uống sữa bầu mỗi ngày để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé có hành trình thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi.
Trên đây là giải đáp "Em bé gò cứng bụng có sao không?" hi vọng hữu ích với mẹ bầu.
13 bình luận
Mới nhất
bé gò cứng bụng thì có thể uống thuốc giảm cơn co nhé
cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết hữu ích
Hồi đó bé nhà mình y chan
Cảm ơn vì bài chia sẻ của bạn rất có ích bạn ạ
trước bé con mình cũng gò căng cứng bụng mình luôn, bác sĩ bảo do thai lớn, bé không đủ không gian vui chơi nên như vậy thôi
bài viết hữu ích cho các mom nè
Bé cũng hay gò cứng có lúc méo qua 1 bên luôn
Chỉ mong thai kì khỏe mạnh sinh con ra bình an
sao em thấy khó phân biệt quá các mẹ ơi
bác sĩ của mình nói là không nên xoa bụng nhiều sẽ kích thích cơn co bóp của tử cung, từ đó sẽ càng gây gò nhiều và có nguy cơ sinh sớm