Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmĐẻ chủ động (Đẻ chỉ huy) và những điều cần biết
Định nghĩa
- Đẻ chủ động là một cuộc đẻ do người thầy thuốc sản khoa khởi động và điều khiển các cơn co tử cung.
- Khởi phát chuyển dạ: Kích thích để tử cung bắt đầu có cơn co.
- Tăng cường chuyển dạ: Kích thích tử cung trong chuyển dạ nhằm tăng tần số, thời gian và độ mạnh của cơn co.
- Một cuộc chuyển dạ thực sự được tạo ra khi có 3 cơn co trong 10 phút, và cường độ cơn co tăng.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Mẹ bị bệnh cần lấy thai ra sớm theo đường dưới, thai quá ngày sinh, hết tuần thứ 41 (kiểm tra bằng siêu âm), ối vỡ non, ối vỡ sớm mà cơn co tử cung thưa yếu.
Chống chỉ định: Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu, bất thường ở tử cung: Tử cung dị dạng, nhân xơ, sẹo mổ đẻ cũ, sẹo mổ bóc nhân xơ cũ.
Các bước tiến hành
Bấm ối: Nếu cổ tử cung đã hé mở, người đẻ con rạ và có khả năng lọt dễ thì chỉ cần bấm ối cho đầu xuống tì vào cổ tử cung.
Sau khi bấm ối: Bác sĩ sẽ nghe lại nhịp tim thai trong và sau cơn co tử cung. Nếu nhịp tim thai bất thường (dưới 120 hoặc trên 160 nhịp mỗi phút), phải nghi ngờ suy thai. Sản phụ được cho kháng sinh dự phòng để giúp giảm nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh. Thường là dùng nhóm Bê ta - Lactamin.
Truyền Oxytocin: Truyền Oxytocin 5 đơn vị trong 500ml dung dịch Glucose 5% với tốc độ 10 giọt mỗi phút. Tăng tốc độ truyền 10 giọt/phút mỗi 30 phút cho đến khi đạt được cơn co hữu hiệu (cơn co kéo dài trên 40 giây và có 3 cơn co trong 10 phút), duy trì tốc độ này đến khi sinh xong.
Nếu tử cung quá kích thích (bất cứ cơn co nào kéo dài trên 60 giây), hoặc nếu hơn 4 cơn co trong 10 phút, thì ngừng truyền và cho thuốc giảm co bóp tử cung. Nếu sau 6 giờ vẫn chưa tạo được chuyển dạ, coi như đẻ chỉ huy thất bại, phải mổ lấy thai.
Theo dõi và xử trí
- Theo dõi mạch, huyết áp, cơn co tử cung, nhịp tim thai, độ xóa mở cổ tử cung và độ tiến triển của ngôi.
- Đảm bảo cho sản phụ nằm nghiêng trái.
- Ghi lại các kết quả quan sát trên biểu đồ chuyển dạ theo dõi mỗi 15 phút/lần: Tốc độ truyền Oxytocin, thời gian và tần số các cơn co tử cung. Nhịp tim thai: (nghe mỗi 30 phút, nghe ngay sau mỗi cơn co tử cung). Nếu nhịp tim thai dưới 120 nhịp mỗi phút, phải ngừng truyền và mổ lấy thai ngay.
- Có thể gây vỡ tử cung do truyền Oxytocin gây cơn co mau, mạnh mà không điều chỉnh lưu lượng truyền, do không theo dõi sát. Cần mổ cấp cứu lấy thai để cứu mẹ và con
Tai biến có thể xảy ra
- Có thể gây vỡ tử cung do truyền oxytocin
- Việc chọc dò màng ối trong lúc đã bắt đầu chuyển dạ có điều bất lợi là mọi việc tăng tốc một cách nhanh chóng và nếu bé bị dây rốn quấn quanh cổ, việc giải phóng màng nước ối làm gia tăng sức ép, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến bé qua dây rốn.
- Khi truyền oxytocin cơn chuyển dạ sẽ nhanh và mạnh khiến thai phụ rất đau đớn và cần nhiều thuốc giảm đau hơn.
- Thai phụ cũng không được tháo gỡ dịch truyền cho đến sau khi bé ra đời vì tử cung cần tiếp tục co thắt để tránh băng huyết.
- Tai biến có thể gặp là thai suy hoặc tử vong do theo dõi không tốt, can thiệp muộn.
Đẻ chỉ huy có nhiều phương pháp, cả tự nhiên lẫn y khoa. Người ta có thể sử dụng một hay kết hợp nhiều biện pháp tùy theo tình trạng cổ tử cung và những lý do để chỉ định đẻ chỉ huy. Trước bất kỳ chỉ định đẻ chỉ huy, thai phụ cũng được bác sĩ khám để xác định. Đẻ chỉ huy là phương pháp được áp dụng để giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể đẻ chỉ huy bởi phương pháp này cũng gây ra một số tai biến.
4 bình luận
Mới nhất
Đẻ chỉ huy cần phải có chỉ định của bác sĩ nhỉ các mom
Mình cũng phải đẻ chỉ huy
Để hiểu đẻ chỉ huy là gì đọc bài này để rõ hơn nhé
Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về đẻ chủ động