Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmCÓ BẦU KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Trong thời kỳ mang thai sẽ có một số loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế vì có thể gây ra những rủi ro cho em bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc có bầu không nên ăn gì?
Có bầu không nên ăn gì?
Trong thời kỳ mang thai, mọi thứ mẹ bầu ăn đều được chia sẻ với em bé đang lớn trong bụng. Người mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt nhất cho con, vì vậy việc có bầu không nên ăn gì luôn vấn đề quan tâm hàng đầu của các mẹ.
Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là điều quan trọng trong giai đoạn thai kỳ. Hầu hết các loại thực phẩm đều an toàn, tuy nhiên có một số thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé bao gồm:
1. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản có thể là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và axit béo omega-3 trong nhiều loại cá có thể thúc đẩy sự phát triển não và mắt của bé. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ có chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm. Thai nhi nhạy cảm nhất với tác động của thủy ngân, đặc biệt là trong tháng thứ ba và thứ tư của thai kỳ. Việc tích tụ thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của bé.
Mức độ thủy ngân ở từng loại cá có sự khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, loại cá, kích cỡ, chế độ ăn. Những loại cá săn mồi thường có kích thước lớn và đứng đầu chuỗi thức ăn nên có xu hướng chứa nhiều thủy ngân hơn. Các loại các chứa nhiều thủy ngân nằm trong danh sách có bầu không ăn ăn gì bao gồm: các đuối, cá kiếm, cá mập, cá chẽm, cá ngừ…
Vì vậy thay vì ăn các loại cá lớn, phụ nữ đang mang thai có thể lựa chọn các loại cá như cá minh thái, cá hồi, cá rô phi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… trong chế độ của mình. Theo khuyến nghị phụ nữ mang thai nên ăn từ 224-336gam cá/hải sản mỗi tuần trong thời kỳ mang thai.
2. Thức ăn sống hoặc chưa nấu chín
Thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín không được khuyến nghị trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu sử dụng các thực phẩm sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm vi khuẩn coliform, bệnh toxoplasmosis và salmonella.
Trong đó bệnh toxoplasmosis do ký sinh trùng toxoplasma gây ra, là một bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến em bé nếu mẹ bầu mắc bệnh lần đầu tiên. Bệnh có thể khiến thai nhi bị tổn thương não hoặc mù lòa.
3. Thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian chế biến, dễ ăn, dễ sử dụng tuy nhiên các thực phẩm này năm trong danh sách có bầu không nên ăn gì.
Thịt nguội được biết là có chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sẩy tgai sinh non. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và có thể lây nhiễm sang em bé, dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu và có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn đang mang thai và đang cân nhắc việc ăn thịt nguội, hãy nhớ hâm nóng thịt cho đến khi chín.
4. Trứng sống
Trứng sống hoặc nấu chưa chín có thể mang các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thời kỳ mang thai sẽ làm suy yếu tạm thời hệ thống miễn dịch của người phụ nữ nên trong giai đoạn này chị em đặc biệt dễ bị mắc các bệnh do thực phẩm.
Nếu mẹ bầu bị bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh diễn tiến nặng có thể gây hoặc sảy thai. Vì vậy, điều quan trọng là chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ trong thời kỳ mang thai để đảm bảo vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
5. Thịt nội tạng
Các loại thịt nội tạng như gan, tim, lòng, dạ dày… động vật là một trong những thực phẩm phổ biến ở nước ta. Thịt nội tạng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời vì chứa nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin A, đồng… Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc vitamin A và hàm lượng đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Các bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nội tạng nhiều hơn một lần một tuần trong thời kỳ mang thai..
6. Giá sống
Ăn giá đỗ khi đang mang thai chỉ an toàn nếu thực phẩm này được nấu chín kỹ, chẳng hạn như món xào hoặc nấu canh, hầm. Điều này cũng áp dụng với tất cả các loại rau mầm khác.
Các loài vi khuẩn như Salmonella, Listeria và E. coli có thể xâm nhập vào hạt nảy mầm thông qua các vết nứt trên vỏ. Và một khi đã ở trong hạt, vi khuẩn đó sẽ phát triển mạnh trong cùng điều kiện ấm áp, ẩm ướt mà mầm cần để phát triển. Để thận trọng, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai, cùng với những đối tượng dễ bị tổn thương khác, tránh ăn rau mầm sống.
Trong y văn ghi nhận nhiều đợt bùng phát bệnh do thực phẩm có liên quan đến hạt giống bị ô nhiễm. Những căn bệnh do vi khuẩn có trong giá sống, rau mầm gây ra có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh. Salmonella và E. coli có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.
Ngay cả giá hay rau mầm gia đình tự ủ hoặc tự trồng cũng không an toàn khi ăn sống vì các thực phẩm này có thể bị nhiễm vi khuẩn mà mắt thường không phân biệt được. Vì vậy giá sống hay rau mầm là thực phẩm mà phụ nữ có bầu không nên ăn.
7. Rau củ quả chưa được rửa sạch
Rau củ quả luôn là thực phẩm được khuyên dùng trong giai đoạn thai kỳ vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn các loại rau của quả chưa được làm sạch vì trong rau củ không sạch có thể mang nguy cơ nhiễm Toxoplasma, Norovirus, Virus viêm gan A và Listeria monocytogenes.
Vì vậy, trái cây, rau củ dành cho phụ nữ đang mang thai cần phải rửa cẩn thận bằng cách chà sạch vỏ dưới vòi nước nếu sản phẩm cho phép. Để an toàn hơn, nên sử dụng các sản phẩm khử trùng thực phẩm khi rửa trái cây và rau quả. Để hạn chế khả năng lây nhiễm chéo có thể xảy ra, các loại rau củ quả đã được rửa sạch cần tránh để chung với rau, củ, quả chưa được rửa, và các sản phẩm động vật sống, bề mặt bị bẩn…
8. Sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh listeriosis cao gấp 20 lần so với người bình thường. Các thực phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng như phô mai có thể chứa listeria – vi khuẩn gây nên bệnh listeriosis. Để an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn các phô mai chưa tiệt trùng.
9. Một số loại trái cây và nước ép (đu đủ xanh, dứa, nhãn,…)
Một số loại nước ép, trái cây được khuyên nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ như đu đủ xanh, dứa…
Đu đủ xanh là câu trả lời thường được nhắc tới khi thắc mắc mẹ bầu không nên ăn gì. Trong đu đủ xanh có chứa nhiều mủ cao su làm thúc đẩy những cơn gò tử cung sớm và có thể gây sảy thai. Trong đu đủ xanh cũng chứa một lượng lớn papain, một trong những tác dụng phụ của papain là gây chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, khoảng 4% chất nhựa latex được tìm thấy trong đu đủ, đây là chất gây dị ứng phổ biến thường gây ra các triệu chứng như sổ mũi, sưng thấy vùng miệng và phát ban trên da, đôi khi phản ứng dị ứng có thể gây ra triệu chứng khó thở, sốc phản vệ cần chăm sóc y tế lập thức. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh hoặc sinh tố đu đủ có chứa hạt đu đủ.
Dứa thường được sử dụng để ép nước hay dùng trong các món ăn, tuy nhiên loại trái cây này lại không phù hợp với phụ nữ mang thai. Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
10. Rượu, bia
Rượu bia luôn được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Rượu có thể gây hại cho mẹ và em bé trong bụng, và không có các giới hạn nào về việc sử dụng rượu bao nhiêu là an toàn trong thai kỳ.
Uống rượu khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe lâu dài của em bé. Uống nhiều rượu khi mang thai có thể khiến em bé phát triển một tình trạng gọi là hội chứng rượu bào thai (FAS).
Trong một số trường hợp, việc nấu ăn có sử dụng rượu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nếu rượu được thêm vào từ những bước đầu của việc chế biến và thức ăn được nấu chín kỹ. Điều này giúp đảm bảo phần rượu thêm vào sẽ được đốt cháy, thời gian nấu càng lâu thì rượu bay hơi càng nhiều.
11. Caffeine
Hạn chế tiêu thụ caffeine càng nhiều càng tốt trong thai kỳ vì hàm lượng caffeine cao có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai. Caffeine được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà, cô ca, nước tăng lực, socola… Quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tăng nguy cơ em bé của bạn nhẹ cân hoặc phát triển chậm.
12. Nước uống bị ô nhiễm
Cơ thể cần hấp thu đủ nước để hạn chế việc mất nước cũng như đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể. Nước giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp hình thành nước ối xung quanh thai nhi. Nước còn giúp các chất dinh dưỡng lưu thông trong cơ thể và giúp thải chất thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, một trong những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé trong bụng là việc uống nguồn nước bị ô nhiễm. Phụ nữ có thai sử dụng nguồn nước ôi nhiễm có thể gây hại đến thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân hoặc sinh non.
Nguồn nước ôi nhiễm có thể là ổ chứa của các loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Coliforms, các kim loại nặng, hóa chất, chất độc tồn đọng… Phụ nữ mang thai sức đề khám giảm đáng kể vì vậy dễ bị tấn công và tổn thương khi gặp các vi khuẩn và chất độc này.
13. Măng tươi
Phụ nữ có bầu không nên ăn gì? câu trả lời là măng tươi. Măng tươi được sử dụng nhiều trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Trong măng chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón. Tuy nhiên, trong măng có chứa các hoạt chất như glucozit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một chất có thể gây ngộ độc là axit xyanhydric. Nếu không được chế biến kỹ trước khi ăn, mẹ bầu có thể bị ngộ độc, triệu chứng như nôn ói, khó thở, đau đầu nặng hơn nữa có thể bị tử vong.
14. Khổ qua
Khổ qua hay mướp đắng nếu không được ăn đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy cơ đối với bà bầu bao gồm ngộ độc, khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí là sinh non, sảy thai. Trong khổ qua có chứa hàm lượng lớn các hợp chất kiềm có khả năng gây kích thích ở niêm mạc dạ dày và gây nên các triệu chứng như ngộ độc thực phẩm.
Với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng được khuyến cáo không nên ăn khổ qua vì trong khổ qua có chứa chất histamin, đây là một hợp chất có thể gây dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở. Thậm chí, trong một vài trường hợp nặng bệnh histamin có thể gây co thắt khí quản, viên sưng kết mạc mắt, co thắt tim…
Nếu ăn khổ qua non hoặc ăn luôn phần hạt khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, nhẹ cân và sinh con quái thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn khổ qua, chế biến đúng cách và ở những tháng cuối thai kỳ có thể ăn nhưng không được ăn quá nhiều, tối đa 2 quả/tuần.
15. Rau ngót
Trong rau ngót có chứa một hàm lượng lớn chất papaverin, chất này có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu vì vậy có thể giảm đau, hạ huyết áp. Theo thông tin từ Dược Thư Quốc Gia Việt Nam được Bộ Y tế ban hành khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót hoặc tiêu thụ papaverin nếu không cần thiết. Bên cạnh đó, trong rau gót cũng chứa hợp chất glucocorticoid có tác hại cản trở việc hấp thu canxi và phốt pho ở mẹ bầu.
17. Hạn chế uống trà thảo mộc
Không chỉ riêng mà bà bầu mà người thường cũng rất dễ bị ngộ độc do uống trà. Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu khi uống trà thì lượng chì trong máu sẽ tăng lên từ 6 - 14%, dù không phải là con số quá lớn nhưng đây vẫn là một yếu tố xấu mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần lưu ý tới việc uống trà khi mang thai.
18.Pho mát mềm
Pho mát mềm là một loại thực phẩm chứa vi khuẩn listeria – khiến các mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Bởi vì, Listeria khi đi qua nhau thai thường gây ra nhiễm trùng thai nhi, nhiễm độc máu dẫn đến tính mạng bị đe dọa.
Trên đây là những giải đáp cho việc có bầu không nên ăn gì? Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học chính là điều kiện để giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khoẻ mạnh, em bé sinh ra cũng phát triển tốt hơn nên hãy cẩn thận khi chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày mẹ nhé.
4 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bạn chia sẻ kiến thức bổ ích nhé
Chia sẻ hữu ích cho mẹ bầu
Có bầu phải kiêng nhiều thứ lắm nha
Những kiến thức bổ ích