Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmCó bầu ăn thịt vịt được không?
Có bầu ăn thịt vịt được không là thắc mắc của nhiều phụ nữ đang trong thai kỳ. Vậy thì chị em đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để tìm được lời giải đáp cho thắc mắc nói trên cũng như biết thêm các lợi ích của thịt vịt đối với bà bầu.
1.Có bầu ăn thịt vịt được không?
Thịt vịt là một món ăn quen thuộc và được không ít người ưa thích, trong đó nhiều mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ. Câu trả lời giải đáp cho thắc mắc bầu ăn thịt vịt được không là có thể ăn được. Bởi trong thịt vịt chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin, protein, khoáng chất, sắt photpho, canxi,... cần thiết và tốt cho cơ thể. Nhờ thế, các mẹ bầu ăn thịt vịt có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2.Sự thật về tin đồn bà bầu không nên ăn thịt vịt
Theo quan niệm dân gian của Hàn Quốc, nếu trong thời kì thai nghén mà mẹ bầu ăn thịt vịt thì con sinh ra sẽ có bàn chân có màng giống chân vịt.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bằng chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh thịt vịt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cũng theo đó, quan niệm ăn thịt vịt khi mang bầu khiến thai phụ ngứa, nổi mẩn hoàn toàn không có bằng chứng khoa học chính xác.
3.Tuy vậy, vẫn có một số điều mà các mẹ cần lưu ý khi ăn thịt vịt:
- Trước khi ăn phải chế biến cẩn thận, nấu chín kỹ để tránh trường hợp nhiễm phải một số vi khuẩn có hại có thể làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai.
- Không ăn loại thịt này cùng với mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu hay quả óc chó.
- Trường hợp bà bầu bị cảm chưa khỏi hẳn, vẫn còn đang ốm dở thì chưa nên ăn thịt vịt vì nó có tính hàn, bổ âm.
- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu.
Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.
- Thai phụ bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn.
Do thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.
- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba.
Như đã nói ở trên, người mang bầu tuyệt đối không được ăn thịt ba ba. Quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
- Không chế biến trứng vịt cùng tỏi.
Trứng vịt tráng với tỏi là món ăn vô cùng độc, các bà bầu cũng như tất cả mọi người nên tránh.
- Bên cạnh đó, nếu dễ bị dị ứng, các thai phụ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn các món ăn làm từ thịt vịt để đảm bảo sức khỏe.
Nói tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi có bầu ăn thịt vịt được không là được khi thịt vịt có thể đem lại những lợi ích tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cho dù là món khoái khẩu, các thai phụ cũng không nên quá lạm dụng và ăn quá nhiều các món ăn làm loại thịt này. Hãy chỉ ăn với một lượng hợp lý và ghi nhớ thêm một số lưu ý cần thiết đã được đề cập để đảm bảo cơ thể có thể nhận được các chất dinh dưỡng tốt có trong loại thịt này.
2 bình luận
Mới nhất
Mình bầu thèm ăn cháo vịt nè, mình vẫn ăn bình thường
Cảm ơn mom chia sẻ nha