🔥 Bài đăng hot nhất

Cân nặng và chiều cao thai nhi làm mẹ lo lắng?

Mỗi lần đi khám thai, mẹ lại hỏi bác sĩ bé nặng bao nhiêu và cao bao nhiêu rồi. Nếu em bé cân nặng hơi ít, mẹ lo lắng lắm phải không?👶 Baby Billy sẽ giải đáp hết thắc mắc của mẹ về cân nặng và chiều cao của bé đây.🤓


Làm thế nào để biết cân nặng của thai nhi?

Những em bé không thể đứng lên cân như người lớn chúng mình được đo cân nặng qua siêu âm để tính mật độ trung bình tăng trưởng của các bộ phận trên cơ thể bé như chiều dài xương sống, vòng bụng,... để dự đoán cân nặng bé. Sau đó, sử dụng công thức tính toán, mẹ sẽ áng chừng được cân nặng của bé thôi.👶


Nếu bé có vẻ hơi nhẹ?


Lý do bé ít cân?


Lý do thai nhi nhỏ có thể do các yếu tố di truyền, lưu thông máu từ mẹ sang con kém, hoặc do vấn đề nhau thai mà chất dinh dưỡng không được truyền đến bé.😥 75% trẻ nhẹ cân thường do di truyền, nhưng nếu bé nhẹ cân vì ảnh hưởng bởi những lý do khác, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều chỉnh ngay.


Chỉ có vấn đề nếu bé thật sự quá nhỏ


Giống như người lớn chúng mình, mỗi người có một tốc độ tăng trưởng khác nhau, thai nhi cũng có tốc độ tăng trưởng khác nhau vậy. Vì thế, có bé sẽ to hơn một chút hoặc nhỏ hơn một chút so với mức trung bình.😉 Đây sẽ là vấn đề đáng quan ngại nếu bé thật sự vô cùng nhỏ hơn rất nhiều so với mức trung bình. Mẹ đừng quá căng thẳng về một con số nhé!


Vấn đề của chậm phát triển?


Thai nhi chậm phát triển hay suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc các biến chứng như đường huyết thấp, hạ canxi huyết, giảm chức năng hô hấp và tiêu hóa.😨 Tỉ lệ tử vong cao hơn gấp 8 lần bình thường do thai không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong lúc chuyển dạ, thai có thể chết non do ngạt hay sang chấn như gãy xương, tê liệt thần kinh. Bé dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi dẫn tới co giật.⚡


Nếu bé có vẻ hơi nặng?


Nguyên nhân khiến bé tăng cân nhiều?


Nếu bé nằm trong Top 10 trọng lượng thai nhi có cùng chu kỳ, có lẽ bé đang trong tình trạng thừa cân.✅ Có thể do yếu tố di truyền ảnh hưởng, có thể do mẹ béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cân nặng của bé tăng lên rất nhiều. Mẹ hãy luôn kiểm tra việc tăng cân sao cho phù hợp để quản lý bệnh tiểu đường và phòng tránh làm bé béo phì.



Nếu thai nhi bị thừa cân, việc quản lý chế độ dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.🥗 Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu để giúp mẹ kiểm soát lượng thức ăn khi mang thai chưa rõ ràng. Mẹ hãy tham khảo thêm bác sĩ cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tập thể dục để cải thiện cân nặng bé.🙆‍♀️


Vấn đề của sự thừa cân?


Nếu thai nhi lớn, bụng mẹ sẽ nặng hơn và phình ra to hơn trong thời gian mang thai khiến mẹ di chuyển và sinh hoạt rất mệt. Mẹ cảm thấy khó ngủ ở những tháng cuối thai kỳ. Kích thước to của bé cũng gây khó khăn trong quá trình sinh con và chuyển dạ, có thể bác sĩ sẽ khuyên mẹ mổ đẻ. Bé đối diện với một số nguy cơ như suy tim, thân nhiệt hạ, suy tuần hoàn, suy hô hấp, tiểu đường, hay các bệnh về đường tiêu hóa.⚡

Cân nặng và chiều cao thai nhi làm mẹ lo lắng?Cân nặng và chiều cao thai nhi làm mẹ lo lắng?
2
1
2 Bình luận

2 bình luận

Kiến thức hay ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo