🔥 Bài đăng hot nhất

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi các mẹ nên biết

Việc biết được bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo WHO là căn cứ để các bậc phụ huynh có thể theo dõi được sự phát triển của con một cách tốt hơn. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi chi tiết để mọi người tham khảo.

Bảng cân nặng thai nhi Việt Nam tiêu chuẩn theo tuần

Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn theo tuần dành riêng cho trẻ em Việt Nam mà mẹ nên tham khảo để sớm nắm bắt được nhịp tăng trưởng của bé:

Lưu ý:

  • Từ tuần thứ 8 – 20: Chiều dài thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông;
  • Từ tuần thứ 21 – 40: Chiều dài thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới chân.

Để mẹ dễ hình dung hơn về sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt, dưới đây là mô tả những gì mẹ có thể hình dung về sự phát triển của bé trong tử cung qua từng thời kỳ:

1. Trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ)

Tam cá nguyệt thứ 1 được tính từ tuần thai thứ 1 đến hết tuần thai thứ 12:

  • 7 tuần đầu của thai kỳ: Bào thai chỉ mới đang trong giai đoạn hình thành nên gần như các bác sĩ siêu âm chưa thể đo được cân nặng thật sự của thai nhi mà chỉ mới đo được nhịp tim của bé;
  • Bắt đầu từ tuần thứ 8 thai kỳ: Các bác sĩ đã có thể đo được chiều dài thai nhi bằng cách ước lượng khoảng cách từ đầu đến mông của trẻ.

Tính đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất – tức hết tuần thai thứ 12, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi tuy chỉ đạt 14 gam nhưng lúc này, mẹ đã có thể tăng từ 0.9 – 1.8kg cân nặng. Nguyên nhân là bởi, ngoài cân nặng của bào thai, mẹ còn tăng cân do sự gia tăng khối lượng của nhau thai, dịch ối, tử cung, thể tích máu, mỡ, mô và các dịch khác của cơ thể.

2. Trong tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ)

Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần thai thứ 13 đến hết tuần thai thứ 27. Trong giai đoạn này:

  • Thai nhi: Phát triển nhiều về kích thước hơn là về cân nặng. Cụ thể, trẻ tăng hơn 29cm chiều dài (từ 7.4cm lên 36cm) – đưa kích thước của thai nhi từ mốc tương đương một quả táo (ở tuần thai thứ 13) sang một quả đu đủ (vào cuối tuần thai thứ 27) – trong khi bé chỉ tăng thêm 850g cân nặng (từ 23g lên 875g);
  • Mẹ: Có thể tăng thêm 5kg cân nặng và nhận thấy da bụng rạn nứt do trẻ gia tăng kích thước khá nhanh.

3. Trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ)

Tam cá nguyệt thứ 3 được tính từ tuần thai thứ 28 đến hết tuần thai thứ 40. Trong giai đoạn này:

  • Thai nhi: Phát triển nhiều về cân nặng hơn là về kích thước. Cụ thể, trẻ tăng hơn 2.4kg cân nặng (từ 1kg lên hơn 3.4kg) – đưa cân nặng thai nhi từ mốc tương đương một quả bí đỏ (ở tuần thai thứ 28) sang một quả dưa hấu (vào cuối tuần thai thứ 40) – trong khi bé chỉ tăng thêm 13.6cm chiều dài (từ 37.6cm lên hơn 51cm);
  • Mẹ: Có thể tăng từ 6 – 7kg cân nặng và nhận thấy tử cung trì hẳn xuống do bào thai gia tăng trọng lượng khá nhanh.

Sức khỏe và cân nặng của mẹ khi mang thai

Sức khỏe và cân nặng của mẹ khi mang thai hoàn toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi bởi:

  • Các kết quả điều tra dinh dưỡng cho thấy, có hơn 60% trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai được sinh ra từ những người mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mẹ bị cao huyết áp, thiếu máu, bệnh tim và bệnh lao trong thai kỳ.
  • Ngược lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh của những sản phụ tăng hơn 24kg trong thai kỳ thường nặng hơn 148.9 g so với trẻ sơ sinh của những sản phụ chỉ tăng từ 8 – 10 kg trong thai kỳ.

Không những thế, nếu trong thai kỳ mà mẹ bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe này hoàn toàn có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ bị chết lưu và dị tật bẩm sinh. Vì thế, sức khỏe và cân nặng của mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cân nặng của bé.

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Việc lưu ý đến chuẩn cân nặng của thai nhi là một phần quan trọng trong quá trình mang thai. Sau đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ:

  • Chênh lệch với chuẩn cân nặng: Nếu cân nặng của thai nhi có sự chênh lệch lớn so với bảng chuẩn, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe và phát triển của thai nhi.
  • Thai quá lớn: Trường hợp thai quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thai nhi có kích thước lớn hơn bảng chuẩn khoảng 3cm có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ngay từ trong bụng mẹ.
  • Thai quá nhẹ cân: Thai nhi quá nhẹ cân có thể gặp vấn đề về suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, gây ra các vấn đề về sức khỏe khi sinh ra và ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh sau này.
  • Thăm khám và thăm bác sĩ: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến cân nặng của thai nhi, mẹ bầu nên thăm bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.

Các mom cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn?

Để đảm bảo cân nặng của thai nhi phát triển theo chuẩn, các mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình, tránh tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong toàn bộ thai kỳ, mục tiêu tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg, hoặc 16 – 20 kg nếu mang đa thai.
  • Phân chia tăng cân theo giai đoạn: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Giai đoạn từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng cần giới hạn nếu thừa cân.
  • Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý: Cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Tránh căng thẳng và stress, vì điều này cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển và cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng chuẩn, cần thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi các mẹ nên biết .

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi các mẹ nên biếtCân nặng tiêu chuẩn của thai nhi các mẹ nên biết
2
62k
2 Bình luận

2 bình luận

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi để thai nhi phát trienr đúng chuẩn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bảng cân nặng thai này chi tiét quá luôn nè, các mom vào tham khảo thử nhe

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo