🔥 Bài đăng hot nhất

Bầu ăn lá sung được không?

Sung là một loại quả có thể làm cho khá nhiều người, kể cả các bà bầu, cảm thấy bất ngờ với nhiều giá trị dinh dưỡng chứa trong nó. Vậy liệu bà bầu ăn lá sung được không?

1. Tìm hiểu về lá sung

Theo BS Nguyễn Thùy Trang - Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông, lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng nổ ở chiếc bánh đa nướng. Những nốt sần đó tạo thành do bị sâu P.syllidae ký sinh gây ra, thời điểm những nốt sần to như vậy thì con sâu cũng đã bỏ đi từ lâu, trong nốt sần cũng không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm... Thậm chí hiện tượng nốt sần chỉ xuất hiện ở những lá tươi, mới mọc từ chồi, không có ở lá già, nên nếu muốn ăn lá sung thì các bạn hãy mạnh dạn chọn những lá có nốt sần, sẽ dễ ăn, ít chát, ít xơ.

Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa. Dưới đây là một số ích lợi khác của lá sung bạn có thể tham khảo:

2.Tác dụng của lá sung

Theo Đông y, lá sung có vị ngọt, tính bình, hơi đắng, có thể dùng đối với các trường hợp làm thuốc lợi sữa, thuốc bổ cho người mới ốm dậy, chữa gan nóng, vàng da; trị mụn nhọt, cúm sốt…

Cả y học truyền thống và hiện đại đều chứng minh tác dụng của lá sung đối với sức khỏe. Người ta không còn chỉ biết đến chức năng làm thứ rau gia vị trong nhiều món ăn ngon, mà còn áp dụng hình thành nhiều bài thuốc hữu hiệu, phù hợp đa dạng đối tượng người dùng.

Đặc biệt phải kể đến lá sung lợi sữa, chữa tưa lưỡi, cảm cúm đau nhức, loại bỏ các bệnh lý liên quan đến mụn ngoài da, trị tiểu đường, trĩ, tốt cho xương khớp…

3.Lá sung trị bệnh gì

Không để bạn phải mất công tìm kiếm câu trả lời lá sung trị bệnh gì, thông tin chia sẻ tiếp theo sau đây sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn.

Chữa sốt, cúm đau nhức

Chuẩn bị lá sung, lá chanh, tỏi, nghệ, tỉ lệ bằng nhau đem sắc nước đặc để uống. Sau khi uống xong, đắp chăn để ra mồ hôi rồi lau sạch.

Chữa mụn cơm (mụn cóc)

Tại vị trí mọc mụn, bạn dùng nhựa lá sung bôi trực tiếp lên đó, ngày thực hiện 2 lần. Khoảng 5-6 ngày sau mụn sẽ rụng.

Trị giời leo

Lá sung rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị giời leo. Bệnh nhanh chóng khỏi sau 1-2 ngày.

Làm thuốc lợi sữa

Nhiều bà mẹ đã chia sẻ bí quyết lợi sữa từ lá sung tuyệt vời. Rất đơn giản, bạn cần có 100g lá sung cóc, 50g mít non, 50g đu đủ non, 10g lõi thông thảo, hạt 5g mùi để sống.

Tất cả đem thái nhỏ và cho vào nấu cùng 100g gạo nếp, 1 cái chân giò lợn thành cháo chín nhừ. Ăn ngày 1-2 lần, liên tục trong 3-4 ngày.

Bầu ăn lá sung được không?

Lá sung giúp ổn định hàm lượng insulin có trong máu và ngăn chặn bệnh tiểu đường. Loại lá này cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh được chứng đau bụng và giúp giảm cảm giác ốm nghén.

Lá sung có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, lá sung có tác dụng hạ đường huyết và giảm glucose máu. Cho nên mẹ bầu bị ốm nghén nhiều, đường huyết thấp nếu sử dụng nhiều lá sung có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

1
62k
1 Bình luận

1 bình luận

Mình không biết ăn lá này

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo