🔥 Bài đăng hot nhất

Bầu ăn khổ qua được không?

Bầu ăn khổ qua được không là điều khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Hãy cùng tìm hiểu công dụng cũng như tác hại của loại quả này đối với sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn mang thai nhé.

Trong ẩm thực Việt Nam, khổ qua là một nguyên liệu phổ biến và đa dạng trong nhiều món ăn truyền thống và hiện đại. Với vị đắng đặc trưng, khổ qua thường được sử dụng như một thành phần chính hoặc phụ để tạo ra món ăn độc đáo và hấp dẫn như: canh khổ qua, khổ qua xào trứng, khổ qua nhồi thịt sốt cà, khổ qua kho thịt, khổ qua nhồi đậu hũ kho chay, gỏi khổ qua chà bông, mứt khổ qua, lẩu khổ qua, v.v…

Lợi ích của khổ qua đối với sức khỏe thông thường

Mướp đắng được biết đến là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Giúp giảm cân nhờ làm giảm nguy cơ tích trữ mỡ thừa trong cơ thể.
  • Hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch mạnh mẽ nhờ loại protein (MAP30) giúp tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ khả năng ức chế cholesterol, cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ thị lực nhờ nguồn vitamin A giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, bảo vệ võng mạc.

Ngoài ra, mướng đắng còn được cho là có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Nhất là tốt cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa, chống lại các gốc tự do để sản sinh tế bào có lợi cho cơ thể. Mướp đắng còn là thực phẩm giúp kiểm soát cân nặng, tốt cho da, làm đẹp cho phái nữ. Tuy nhiên, có bầu ăn khổ qua được không thì cần phải tìm hiểu thật kỹ.

Bầu ăn khổ qua được không?

Trong thai kỳ, bà bầu ĐƯỢC ăn khổ qua với điều kiện mẹ phải ăn chúng đúng thời điểm (sau 3 tháng đầu), ăn đúng liều lượng (tối đa 2 quả / tuần) và ăn đúng cách (loại bỏ phần hạt). Nếu tiêu thụ khổ qua sai cách, mẹ và bé có thể đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, bao gồm cả sảy thai vì những độc tố từ khổ qua đem lại (nhất là trong phần hạt).

Bà bầu ăn khổ qua có thể gặp nguy hiểm gì?

Những nguy cơ tiềm tàng khi bà bầu ăn khổ qua không đúng cách bao gồm ngộ độc, sảy thai, sinh non, khó tiêu, tiêu chảy,.. Cụ thể:

1. Ăn nhiều khổ qua có thể gây ngộ độc

Mướp đắng sở hữu hàm lượng lớn các hợp chất kiềm (có độ pH cao) như: quinine, saponic glycosides và morodicine. Những hợp chất này chứa nhiều trong phần mủ (nhựa) của trái khổ qua, có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bao gồm: đau dạ dày, buồn nôn, mờ mắt, nôn mửa, đỏ mặt, tiêu chảy,… thậm chí dẫn đến sảy thai và lưu thai.

Vậy trong 3 tháng đầu, mẹ bầu ăn khổ qua được không? Câu trả lời là KHÔNG vì lúc này, thai nhi còn quá nhỏ (nặng không đến 15g) nên chưa đủ sức chống chọi với bất kỳ tác nhân gây rủi ro nào đến từ thực phẩm.

2. Gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày

Theo nghiên cứu, hoạt chất tạo vị đắng chủ đạo cho trái khổ qua (cucurbitacins) có khả năng gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, khó chịu, buồn nôn, hạ huyết áp, từ đó dẫn tới tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, khổ qua còn chứa hàm lượng lớn axit oxalic – một hợp chất gây cản trở hấp thụ các khoáng chất như sắt và canxi. Do đó, nếu tiêu thụ khổ qua quá nhiều, mẹ có khả năng cao bị suy nhược cơ thể vì mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương,… và khiến thai chậm phát triển.

3. Gây ra chứng mẫn cảm ở một số mẹ bầu

Mẹ bầu ăn khổ qua được không khi có một cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng? Câu trả lời là KHÔNG vì khổ qua chứa histamin – một hợp chất gây dị ứng phổ biến với các triệu chứng như: nổi mẩn, ngứa ngáy, đau bụng, khó thở, buồn nôn và ói mửa. Thậm chí, độc tố của histamin còn có thể dẫn tới hen suyễn, co thắt khí quản, viêm sưng kết mạc mắt, hạ huyết áp, co thắt tim và giãn mạch.

4. Sảy thai, sinh non, quái thai

Tiêu thụ khổ qua sai cách, chẳng hạn như ăn luôn phần hạt hoặc tiêu thụ khổ qua non (chưa chín) có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non và sinh con bị quái thai. Cụ thể:

  • Hạt khổ qua: Hợp chất vicine trong hạt khổ qua có khả năng gây đau đầu và co thắt tử cung. Khi cơ trơn tử cung co thắt bất thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có khả năng cao bị sảy thai hoặc sinh non.
  • Nước ép khổ qua chưa chín: Nghiên cứu chỉ rõ, việc tiêu thụ nước ép từ khổ qua non (còn xanh) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bất thường, gây quái thai, dị dạng nếu trẻ chào đời.

Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về thời điểm và liều lượng tiêu thụ khổ qua, trước khi quyết định bổ sung loại củ quả này vào thực đơn thai sản.

Trên đây là những nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu ăn khổ qua không đúng cách, đồng thời cũng là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn khổ qua được không.

Bà bầu mấy tháng thì ăn khổ qua được?

Bà bầu từ tháng thứ 4 được ăn khổ qua. Bởi lẽ, trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong thời kì hình thành và phát triển, ăn khổ qua sẽ tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, ở hai tam cá nguyệt tiếp theo, mẹ có thể ăn khổ qua theo khẩu phần khuyến nghị để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cụ thể:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Đây là giai đoạn mẹ thường xuyên ốm nghén và thai nhi bắt đầu phát triển. Do đó, mẹ nên kiêng hoàn toàn khổ qua để tránh các vấn đề về hệ tiêu hoá, sảy thai, đồng thời, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chậm phát triển;
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Trong giai đoạn này, các hiện tượng ốm nghén hầu như không còn, mẹ có thể bổ sung khổ qua từ 1 – 2 quả / tuần để hấp thụ thêm chất xơ, vitamin A, C và folate;
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Trong giai đoạn này, ăn khổ qua có thể dẫn tới sinh non. Do đó, mẹ nên giảm lượng khổ qua tiêu thụ so với tam cá nguyệt thứ hai (1 quả / tuần), và nếu được, hãy hạn chế tiêu thụ khổ qua tới mức tối thiểu.

Tóm lại, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa biết liệu bà bầu ăn khổ qua được không ngay trong tam cá nguyệt thứ hai thì câu trả lời là ĐƯỢC.

Bầu ăn khổ qua được không?Bầu ăn khổ qua được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
192
3
5

5 bình luận

Như bài bên trên của bạn thì mình nghĩ là để an tâm nhất thì bà bầu không nên ăn mọi người ạ!

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình bầu không ăn một miếng, có thai đã khó phải cố gắng kiêng cử thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thôi kiêng luôn cho nó an toàn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Là ăn được hả mọi người?

1 năm trước
Thích
Trả lời

Giờ mình mới biết là có thể ăn, mình đọc không ăn được là hoàn toàn không dám ăn luôn

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo