Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmBầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con?
Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm rất quan trọng đối với sự tăng trưởng về kích thước của thai nhi. Vì vậy, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa là điều bạn không nên bỏ lỡ. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì thì ngay trong bài viết sau nhé.
3 tháng giữa của thai kỳ được tính từ khi mẹ bắt đầu bước sang tuần thứ 13 đến khi hết tuần thứ 27 sau khi mang thai. Trong giai đoạn này, bé có sự phát triển vượt trội về mặt kích thước hơn là về cân nặng. Cụ thể, trong tam cá nguyệt thứ 2, kích thước của thai nhi có thể tăng thêm gần 30cm về chiều dài (từ 7.4cm lên 36.6cm) nhưng cân nặng chỉ tăng lên khoảng 850g (từ 23g lên 875g).
Để trẻ tăng trưởng “thần tốc” như vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ “nguyên liệu” cho thai nhi sử dụng. Trong giai đoạn này, bất kỳ sự thiếu hụt vi chất nào cũng có thể khiến thai nhi phát triển bất thường, gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non hoặc thậm chí lưu thai.
Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con?
Các loại cá giàu DHA
DHA là thành phần chính cấu tạo nên chất xám và tế bào thần kinh, chiếm tỷ lệ lớn trong võng mạc. Do đó việc bổ sung đầy đủ DHA giúp tăng cường trí não và sức khỏe về mắt đối với thai nhi. Các thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu có thể tích hợp vào thực đơn như cá hồi, cá trích, cá mòi và nhiều loại cá khác.
Thịt nạc
Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Thịt nạc là một nguồn dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua khi cân nhắc về chế độ ăn uống trong ba tháng giữa thai kỳ. Bởi các loại thịt nạc cung cấp sắt và protein, giúp tăng cường sức khỏe mà không gây tăng cân quá mức hoặc béo phì. Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là những loại thịt nạc phổ biến mà mẹ bầu có thể tích hợp vào thực đơn hàng ngày.
Trứng gà
Trứng gà là một nguồn thực phẩm phong phú chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng cho phụ nữ mang thai. Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như acid folic, sắt, canxi, selen, vitamin A, vitamin D, vitamin B6, B12 và nhiều loại khoáng chất khác. Nhờ vào đó, trứng gà giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ bầu và thai nhi.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Sữa và các sản phẩm từ sữa là một lựa chọn tốt khi mẹ bầu đang cân nhắc về chế độ ăn uống trong ba tháng giữa thai kỳ.
II – Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần thực hiện
Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai, đa số mẹ bầu không còn bị cảm giác ốm nghén hành hạ nên việc ăn uống sẽ ngon miệng hơn.
Về phía thai nhi, lúc này hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó, ngoài acid folic, sắt, canxi, bà bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…
Mẹ bầu không nên có suy nghĩ phải ăn gấp đôi, gấp 3 bình thường để “con to” bởi lúc này thai nhi vẫn chưa bước sang thời kỳ “bứt phá” về cân nặng.
Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ.
Một chế độ dinh dưỡng mang thai phù hợp, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu và thai phụ có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cũng tương tự như các giai đoạn thai kỳ khác, gồm các dưỡng chất thiết yếu sau:
1. Năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu
– Năng lượng: Trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ 2.560 kcal/ngày (nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200kcal). Điều này để đảm bảo thai phụ tăng cân đều đặn.
– Chất đạm: Dưỡng chất này rất cần thiết để hình thành nhau thai, bào thai và mô cơ thể mẹ. Mẹ bầu nên tăng cường ăn cá thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt,trứng, sữa và các loại đậu.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Mẹ bầu cần cung cấp đủ năng lượng để tăng cân đều đặn.
– Chất béo: Không chỉ cung cấp năng lượng và hỗ trợ bà bầu hấp thu các vitamin tan trong dầu, chất béo còn rất cần thiết cho việc xây dựng hệ thống thần kinh và màng tế bào của thai nhi.
Do đó, thai phụ nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa (lượng ít) và dầu nành, dầu mè, mỡ cá (lượng nhiều hơn).
– Chất xơ: Để giảm nguy cơ bị trĩ và táo bón thai kỳ, trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ , khoai lang, ngũ cốc, trái cây, rau xanh,…
2. Vitamin và khoáng chất
Nhu cầu vitamin và khoáng chất của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường. Khi bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu đừng quên các vitamin và khoáng chất thiết yếu sau:
– Canxi: Khoáng chất này có vai trò trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi mỗi ngày của bà bầu cần tăng thêm khoảng 300mg/ngày, tổng lượng canxi cần thiết là 1.000 – 1.200 mg/ngày. Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi dưới dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Axit folic: Khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nếu bà bầu bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Ở thai phụ, nhu cầu acid folic là 600 μg/ngày.
Để đảm bảo cung cấp đủ axit folic, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, bắp cải, măng tây, chuối, cam, trứng trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng giữa. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác
Mẹ bầu 3 tháng giữa cần tăng cường bổ sung vitamin A, D, B1 và khoáng chất canxi, axit folic.
– Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương. Để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, mẹ bầu nên tắm nắng nhiều hơn (trước 9h sáng); bổ sung qua thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, trứng, các loại cá béo, bơ, sữa…
– Vitamin A: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa cho mẹ bầu cần cung cấp đủ một lượng vitamin A dự trữ để tăng sức đề kháng cho mẹ và cung cấp cho con. Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin A hàng ngày là 800 μg/ngày. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan, sữa, thịt, lòng đỏ trứng, rau màu xanh, vàng, đỏ,…
– Vitamin B1: Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin B1 để tránh tình trạng bị tê phù. Để bổ sung vitamin B1, thai phụ nên ăn thịt lợn, rau, một số loại cá, các loại hạt đậu…
3. Các vi chất khác
Ngoài ra, trong tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa còn cần bổ sung một số vi chất quan trọng sau:
– Sắt: Mẹ bầu bị thiếu máu có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau sinh. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa cho bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: thịt, nghêu, sò, gan động vật, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ…
Ngoài thực phẩm, mẹ bầu cũng nên uống thêm viên uống bổ sung sắt ngay từ khi có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng.
– I-ốt: Phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị thai chết lưu, sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ, có các khuyết tật bẩm sinh,…
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa
Chế độ dinh dưỡng khi có bầu 3 tháng giữa cần đảm bảo cung cấp đủ 20mg kẽm/ngày.
Các thực phẩm giàu i-ốt mẹ bầu nên ăn gồm: cá biển, rong biển, dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày.
– Kẽm: Nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị chiều cao thấp, nhẹ cân và có các khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khi có bầu 3 tháng giữa cần đảm bảo cung cấp đủ 20mg kẽm/ngày.
Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa
Khi bổ sung dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích. Vì các chất kích thích có thể làm tim đập nhanh, gây đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Giảm tối đa ăn các gia vị cay và chua như tiêu, ớt, giấm, tỏi vì có thể gây đau dạ dày, táo bón và trĩ.
– Hạn ăn đồ ăn chế biến sẵn, uống cà phê.
– Nên chọn thực phẩm sạch, tươi và có giá trị dinh dưỡng cao.
– Đảm bảo an toàn thực vệ sinh phẩm, ăn chín, uống sôi.
– Nếu vẫn bị nghén ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên tránh thức ăn có mùi và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
– Thai phụ bị phù, nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp cần giảm ăn mặn để tránh gặp tai biến khi sinh.
– Hạn chế ăn đồ ngọt vì lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng cân.
– Bữa ăn cần đa dạng các thực phẩm khác nhau, không nên quá kiêng khem.
– Nên uống nhiều nước.
– Việc dùng thuốc trong thai kỳ cần phải thật cẩn trọng, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Mẹ bầu cần uống bổ sung canxi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Nhưng mẹ không nên tùy ý uống bổ sung canxi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian uống.
Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con? Dinh dưỡng 3 tháng giữa cho bà bầu cực kỳ quan trọng, hi vọng bài viết hữu ích để b tham khảo.
4 bình luận
Mới nhất
Mẹ bầu 3 tháng giữa cần tăng cường bổ sung vitamin A, D, B1 và khoáng chất canxi, axit folic.
ăn cá nhé, cá hồi, cá trích, cá mòi ...
mình cứ ăn uống đa dạng, trvia con cân nặng chuẩn
Mình ăn đa dạng, cũng k kiêng gì nhiều