Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmBầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn mì tôm nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu mẹ bầu chỉ ăn với số lượng ít và thời gian không gần nhau, thì không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong mì tôm có chứa hàm lượng tinh bột, muối và chất béo cao. Khi mẹ bầu ăn nhiều mì tôm thì sẽ nạp một lượng lớn tinh bột và chất béo vào cơ thể dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Hàm lượng muối cao sẽ làm tăng ion natri trong máu có nguy cơ tăng huyết áp, sỏi thận, tiểu rắt,…
Tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, câu trả lời cho câu hỏi tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm là do mì tôm không có nhiều dinh dưỡng. Mì tôm không có nhiều chất đạm và chất xơ, thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên. Khi mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ gây ra những hệ quả xấu như sau:
1. Bà bầu ăn mì tôm gây nên tình trạng cao huyết áp khi mang thai
Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Mì tôm có hàm lượng muối rất cao, cứ 100g mì tôm sẽ có 2.5g muối. Việc nạp một hàm lượng muối cao vào người trong thời gian dài sẽ làm tăng số lượng ion natri thẩm thấu vào tế bào. Điều này sẽ gây áp lực lên thành mạch, tăng sức cản ngoại vi gây ra tình trạng cao huyết áp cho mẹ bầu.
Bà bầu 3 tháng đầu thường xuyên bị tăng huyết áp thì có nguy cơ bị tiền sản giật dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Hệ quả là thai nhi sinh ra có thể bị non cân hay thiếu hụt dinh dưỡng. Trường hợp xấu nhất là thai bị chết lưu do 3 tháng đầu bào thai có nguy cơ cao bị bong ra khỏi tử cung.
2 .Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm làm tăng nguy cơ loãng xương
Mì tôm không có thành phần canxi nhưng chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu trong đó có phosphate giúp cải thiện mùi vị. Chất phosphate làm cho bà bầu cảm thấy ngon miệng khi ăn nhưng lại dễ gây loãng xương, khó hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác. Chất này có khả năng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển răng cho trẻ sau khi ra đời.
3. Ăn mì tôm có thể gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ở bà bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Cơ thể bà bầu 3 tháng đầu có nồng độ hormone Progesterone tăng lên khiến nhu động ruột làm việc chậm lại, khiến hệ tiêu hóa làm việc kém đi dễ gây ra tình trạng táo bón thai kỳ. Nếu như mẹ bầu ăn nhiều mì tôm thì tình trạng táo bón sẽ kéo dài và nặng hơn.
Nguyên nhân chính là do hàm lượng chất xơ trong mì tôm rất thấp chỉ có 500mg trong 100g mì tôm, không có các vitamin và khoáng chất. Việc ăn nhiều mì tôm khiến cho cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt chất xơ, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thời điểm này. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải làm việc nhiều hơn để xử lý các chất hóa học có trong mì tôm.
4. Bà bầu ăn mì tôm gây thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi
Bản chất của mì tôm là bột mì đã qua tinh chế do vậy không có nhiều chất dinh dưỡng như các loại thực phẩm tự nhiên khác. Trong 100g mì tôm có 9.7g đạm, 500mg chất xơ, 55.1g tinh bột nhưng không có canxi, sắt, kali, photpho và các nhóm vitamin. Do vậy, khi ăn nhiều mì tôm, mẹ bầu sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên này.
5. Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm ảnh hưởng xấu đến nồng độ cholesterol
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Trong 100g mì tôm sẽ có 19.5g chất béo nên khi ăn nhiều mì tôm sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu. Hệ quả là chất béo tích tụ trong máu làm thu hẹp, xơ cứng động mạch khiến cho máu khó lưu thông lên não, dễ gây ra tình trạng đột quỵ.
Mẹo ăn mì tôm an toàn
Mì tôm tuy rằng mang lại nhiều tác hại nhưng nó vẫn là món ăn ngon được nhiều người ưa thích trong đó có bà bầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hạn chế các tác hại đó nếu biết ăn đúng cách.
Thay đổi phương pháp chế biến
Cách chế biến thông thường chỉ là cho nước sôi vào mì, đợi trong vòng 3 phút là chúng ta đã có một tô mì. Tuy nhiên, cách này có vẻ nhanh chóng, tiện lợi nhưng lại giữ lại những chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thay bằng phương pháp trên, mẹ bầu nên luộc sơ mì với nước sôi để loại các chất có hại. Sau đó vớt ra và cho vào nước sôi và nấu một lần nữa.
Không sử dụng gói dầu mỡ
Không chỉ trong mì tôm mà cả ở gói dầu mỡ cũng không tốt cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng, gói dầu mỡ này có làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ những đồ ăn khác. Vì thế, hãy thay thế chúng bằng gia vị thông thường và nêm nếm theo khẩu vị của bản thân.
Biến tô mì trở nên dinh dưỡng và hấp dẫn hơn
Dinh dưỡng là điều cần thiết với mỗi bà bầu. Vì thế, khi ăn mì mẹ nên cho thêm rau xanh, thịt bò, trứng… Điều này không chỉ gia tăng hương vị cho món ăn mà còn cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Không uống quá nhiều nước mì
Nhiều người thường có thói quen uống hết nước mì sau khi ăn xong. Điều này là không tốt do các chất có hại trong mì vẫn có thể đọng lại trong nước mì.
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho bà bầu ăn mì tôm được không. Trong trường hợp muốn ăn mì tôm do cảm giác nghén hoặc thỉnh thoảng ăn thì bà bầu nên ăn đúng cách để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.
5 bình luận
Mới nhất
mình nghĩ ăn thì bình thường thôi chủ yếu là sợ thiếu chất í
Ăn được nhưng đừng ăn quá nhiều nha mì tôm ít chất dinh dưỡng bé không phát triển được đâu
Bà bầu không nên ăn mì gói thường xuyên
Thời gian mang bầu mình thỉnh thoảng cũng ăn mì tôm vào bữa phụ vì bị đói bụng bất chợt mà nhà hổng còn gì ăn, ăn đỡ mì
Mình bị thèm mì tôm mà có dám ăn nhiều đâu