🔥 Bài đăng hot nhất

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo WHO

Thông qua việc khám thai định kỳ, mẹ có thể biết chỉ số cân nặng và các chỉ số cơ bản như: đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi,... của thai nhi nhờ siêu âm, từ đó theo dõi được quá trình phát triển của bé.


Vì sao phải kiểm soát cân nặng thai nhi?

Thai nhi trong bụng mẹ luôn có sự thay đổi và chuyển biến theo từng ngày. Việc theo dõi cân nặng của con sẽ giúp mẹ biết được tình hình sức khỏe và từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.


Mặc dù con số về cân nặng hay chiều dài đầu mông của thai chỉ mang tính chất tương đối và còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ nhưng nếu sự chênh lệch quá lớn thì các bậc phụ huynh cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Vì những trường hợp con thiếu hay thừa cân đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

  • Trường hợp thai nhi thừa cân, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Đồng thời em bé sau khi sinh ra nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn,...
  • Trường hợp thai nhi thiếu cân cảnh báo tính trạng cơ thể mẹ suy nhược, thiếu chất, em bé có khả năng bị ngạt, hạ đường huyết, mắc bệnh viêm phổi, đa hồng cầu,... ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não và sức khỏe.


Bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo tuần

Thời điểm trước tuần thứ 8, phôi thai đang trong giai đoạn hoàn thiện, quá trình siêu âm chỉ thấy một chấm nhỏ nên cân nặng và chiều dài đầu mông sẽ được xác định sau thời gian này. Để theo dõi quá trình lớn lên của con, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng và chiều dài thai nhi đạt chuẩn theo WHO dưới đây.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo WHOBảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo WHO
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
175
1
1

1 bình luận

Rất hay nè, cảm ơn mom

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo