🔥 Bài đăng hot nhất

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO 2017

Bé yêu trong bụng đã lớn như thế nào, nặng bao nhiêu,… là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm. Nhưng ngay cả khi đi siêu âm về rồi, biết được cân nặng của bé rồi mẹ cũng vẫn băn khoăn không biết con có bị nhẹ cân quá không, có phát triển tốt không?… Thế nên, để có thể yên tâm hơn, mẹ hãy check bảng cân nặng thai nhi theo nghiên cứu của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới trong hình dưới đây nhé!

Để kiểm tra xem bé có đang phát triển tốt hay không, bạn hãy đối chiếu các chỉ số của bé cưng ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu trên. Song bạn đừng lo lắng quá nhiều nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng này. Vì đây là con số trung bình, còn có con số giới hạn trên và dưới nữa, nếu thấp hơn giới hạn dưới hoặc lớn hơn giới hạn trên thì mới có vấn đề. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đâu là lúc nên bận tâm về cân nặng của bé yêu bởi sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, mang song thai, đa thai, sức khỏe và mức tăng cân của mẹ,...

Trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu cũng phải được chú trọng quan tâm. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng về cân nặng lẫn chiều dài của thai nhi.

Trường hợp tăng cân quá mức tức là bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, nguy cơ bạn phải sinh mổ là rất cao do thai quá to. Ngược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

Do vậy, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong suốt thai kỳ, bạn nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3kg/tuần mà thôi.

Trong khi mang thai, mẹ nên tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đồng thời theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, chúng ta nên đi khám, siêu âm định kỳ để nắm được tình trạng của em bé, có những biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống cơ thể em bé thừa hoặc thiếu cân. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO 2017Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO 2017
20
54k
3 Bình luận

3 bình luận

Có bảng chuẩn này thì các mẹ dễ theo dõi rồi. Cảm ơn chị nhé
2 năm trước
Thích
Trả lời
Muốn con đạt những thông số trung bình này thì mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục để thao nữa nhé
2 năm trước
Thích
Trả lời
Tí nữa mình cũng đi siêu âm 32 tuần hôì hộp quá chẳng biết con tăng được bao nhiêu lạng rùi. Và còn xem thai đã thuận chưa nữa chứ.
2 năm trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo