Bà bầu bị động thai có nguy hiểm không?

Bà bầu bị động thai có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ các dấu hiệu bị động thai và cách xử trí sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu tối đa nguy cơ động thai và có thai kỳ khỏe mạnh, bình an.

1.Bà bầu bị động thai có nguy hiểm không?

Khi bị động thai, mẹ bầu sẽ nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo, tuy nhiên lượng máu ít, có thể màu đỏ, đen hoặc cũng có thể lẫn dịch nhầy. Kèm theo đó, mẹ bầu có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như đau bụng, cảm giác bụng dưới bị trương lên. Lúc này, thai nhi còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi tử cung.

Tuy nhiên, động thai có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. Chính vì thế, động thai được cần được xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và mẹ bầu. Mẹ bầu nên đi khám sớm nếu thấy có những biểu hiện bất thường.

Hiện nay nguyên nhân dẫn tới động thai vẫn chưa thể được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ động thai có thể kể đến như:

- Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ: Những yếu tố làm tăng nguy cơ động thai như sau:

+Tiền sử đã từng bị sảy thai trước đó.

+ Những bất thường về nhau thai.

+ Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi, trên 35 tuổi.

+ Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia,...

+ Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường.

+Sau thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có xâm lấn.

- Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ:

+ Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường.

+ Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm.

+ Quan hệ vợ chồng trong 3 tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ co bóp tử cung và gây động thai, sảy thai. Do đó, cần theo dõi sức khỏe thể chất và tâm lý của mẹ bầu để cân nhắc về việc quan hệ tình dục trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ động thai.

+ Lo lắng quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và dẫn tới tình trạng động thai.

+ Một số yếu tố nguy cơ khác như ngã xe, va chạm mạnh,…

2.Nhận biết dấu hiệu bị động thai thường gặp

Đau bụng âm ỉ

Đau bụng chính là dấu hiệu bị động thai đầu tiên và thường gặp nhất mà mẹ bầu có thể cảm nhận được. Cơn đau do động thai thường âm ỉ, râm ran ở bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi thắt lưng bất thường. Tuy nhiên, cơn đau bụng cũng có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị chuột rút vùng bụng, xương chậu. Vì thế, nếu thấy cơn đau bụng dưới kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc cơn đau tăng lên về cường độ, tần suất thì mẹ bầu hãy đi khám và siêu âm thai càng sớm càng tốt.

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo hay âm đạo ra máu, dịch màu hồng, màu nâu sẫm,... cũng là dấu hiệu bị động thai cần đặc biệt lưu ý. Dấu hiệu này thường bị mẹ bầu nhầm lẫn với máu báo thai trong những tuần đầu tiên nên chủ quan không đi khám dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị động thai nhưng không bị ra máu mà chỉ phát hiện thông qua siêu âm. Đây là một trường hợp điển hình của bong nhau kín khiến máu không thoát được ra ngoài.

Tiểu buốt

Đau buốt khi tiểu cũng là dấu hiệu mẹ bầu không nên bỏ qua. Tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu chính là triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu khiến thai nhi dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, làm tăng nguy cơ động thai. Vì vậy, trong quá trình khám thai, mẹ bầu cần được kiểm tra nước tiểu thường xuyên theo lịch hẹn. Bên cạnh đó, đi khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tiểu buốt để được điều trị kịp thời.

Sốt

Ngoài các dấu hiệu bị động thai kể trên, sốt khi mang thai cũng là triệu chứng bất thường không nên chủ quan. Mẹ bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo động thai hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác khi mang thai như rubella, sốt virus, nhiễm khuẩn, cúm, sởi,...

3.Mẹ bầu nên làm gì khi bị động thai?

Hiện nay, không có cách xử lý nào được xem là tốt nhất giúp mẹ khắc phục tình trạng động thai. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường, mẹ nên:

  • Nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
  • Mẹ bầu cần đi khám thai ngay để được bác sĩ tư vấn những cách xử lý hiệu quả. Bác sĩ có thể kê cho mẹ thuốc chống co thắt tử cung hoặc khâu vòng tử cung để bảo vệ thai nhi nằm im trong bụng mẹ trước khi chào đời.
  • Nếu thấy đau bụng, mẹ không được dùng tay xoa bụng vì động tác này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai hoặc sinh non.
  • Một lưu ý quan trọng nữa là nếu đã từng bị động thai, tuyệt đối mẹ bầu không được quan hệ vợ chồng vì nó tạo hưng phấn kích thích cổ tử cung co bóp và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên để phát hiện bất thường kịp thời nhằm đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
  • Mẹ bầu không được siêu âm thai đầu dò, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
  • Đặc biệt, hãy uống thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
  • Ngoài ra, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng là yếu tố hết sức quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc ngăn chặn tình trạng động thai. Mẹ bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, tinh bột, protein, chất sắt.
  • Mẹ nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... Những loại thực phẩm như đồ ăn gỏi, rau sống… đều là những loại thực phẩm gây kích thích mạnh tới hệ tiêu hóa gây rối loạn và dẫn tới sảy thai.
  • Lưu ý tư thế nằm: Lựa chọn tư thế nằm khi bị dọa sảy thai là một điều vô cùng quan trọng để tránh tạo sức ép đè lên bụng của mẹ bầu. Trong thời gian này mẹ bầu nên chọn các tư thế ngủ tốt cho bà bầu như tư thế nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải hơi gập là tốt nhất.

4.Cách phòng tránh động thai cho mẹ bầu

Muốn phòng tránh nguy cơ động thai, mẹ bầu cần nhớ:

  • Phải giữ cho tâm lý thật thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu quá mức độ.
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Lựa chọn tư thế nằm nghỉ ngơi hợp lý, tốt nhất là nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái.
  • Chăm vận động nhẹ, luyện tập thể dục vừa phải để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
  • Không được thức quá khuya hoặc lao động nặng nhọc quá sức. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu thực hiện thụ tinh nhân tạo cần phải hạn chế vận động đến mức tối đa trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai với chồng vào những tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách quan hệ khi mang thai như thế nào là tốt nhất.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, chất sắt cho bà bầu,...
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... vì những chất này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và rất dễ dẫn tới tình trạng động thai, sảy thai.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe thai kỳ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không bỏ lỡ buổi khám. Từ đó, nắm bắt được sự phát triển của thai nhi và kịp thời có các biện pháp xử lý khi cần thiết.

Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm về các dấu hiệu khi bà bầu bị động thai và cách phòng tránh nó sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Bà bầu bị động thai có nguy hiểm không?Bà bầu bị động thai có nguy hiểm không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
3
4

4 bình luận

động thai có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Bài chia sẻ hay và bổ ích quá ạ!

1 tháng trước
Thích
Trả lời

động thai có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn nên rất nguy hiểm

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Nguy hiểm chớ, mẹ bầu nên chú ys nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo