🔥 Bài đăng hot nhất

Bà bầu ăn củ lùn được không? Củ lùn có thể làm món ăn gì?

Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu ăn củ lùn được không? thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1.Củ lùn là gì?

  • Tên gọi khác: Năng tàu, khoai lùn…
  • Tên khoa học: Calathea allouia hoặc Calathea allovia.
  • Họ khoa học: Thuộc họ Marantaceae.
  • Bộ phận dùng: Phần củ của cây.

2.Giá trị dinh dưỡng

Theo nhiều tài liệu, củ lùn có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

Thành phần chiếm nhiều nhất trong củ là tinh bột và nước. Cụ thể gồm các chất như carbohydrate, protein, axit amin…

Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C, A, B như thiamin, riboflavin và niacin. Hơn thế là các khoáng chất thiết yếu khác như kali, canxi, sắt và phốt pho…

3.Tác dụng của củ lùn

Hỗ trợ hệ tim mạch, giảm mỡ máu

Củ lùn là thực vật giàu kali, canxi, vitamin,… Đây đều là các hoạt chất ổn định hệ tim mạch, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan. Bên cạnh đó, chúng cũng góp phần làm giảm các nguy cơ và rối loạn tim mạch như thiếu máu tim, nhồi máu tim, đột quỵ… cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp.

Thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu

Nhờ việc chứa nhiều nước, nên đây là nguyên liệu cung cấp độ ẩm, chống mất nước cho cơ thể. Còn gì tuyệt vời hơn, giữa trưa hè nóng nực, được thưởng thức hương vị thơm ngon, mát từ củ lùn. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải khát mà thực phẩm còn có lợi cho người tiểu không thông lợi, mát gan.

Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa

Trong củ lùn, hàm lượng các chất chống oxy hóa và khoáng chất như vitamin C, A, B, K, hợp chất canxi,… khá đa dạng. Đặc biệt là vitamin C, K góp phần quan trọng hình thành các collagen, mô liên kết và làm tăng độ đàn hồi của da, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài, đồng thời chậm quá trình lão hóa. Như vậy, phụ nữ ăn thực phẩm này sẽ giúp giảm mụn nhọt, da dẻ mịn màng hơn.

4.Củ lùn trong Y học cổ truyền

Theo dân gian, củ lùn có vị ngọt, giòn, bùi đặc trưng. Với nhiều tác dụng đa dạng như thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, mát gan, giảm mụn nhọt… Người có các vấn đề kể trên có thể sử dụng thực phẩm như vị thuốc để cải thiện các triệu chứng như nóng trong người, tiểu không thông lợi, mụn nhọt…


5. Món ăn từ củ lùn

Giống như các loại củ họ nhà khoai, củ lùn có thể được chế biến một cách đa dạng: luộc, nấu chè, hầm canh xương,...

- Món luộc

+ Nguyên liệu: 2kg củ lùn, đường, muối.

+ Cách chế biến: ngâm củ lùn trong nước vài giờ để đất bở ra sau đó rửa đi rửa lại nhiều lần đến khi sạch vỏ thì để ráo nước. Tiếp theo đó hãy bỏ củ vào trong nồi và đổ ngập nước rồi thêm vào 1 thìa canh muối sau đó đậy nắp nồi luộc 30 - 40 phút giống như luộc khoai. Nếu muốn ăn ngọt thì đến khi củ được luộc gần chín bạn cho thêm vào 1 thìa cà phê đường (nếu không thì bỏ qua bước này) và tắt bếp, đổ ra rổ.


- Nấu chè

Như đã nói đến ở trên, củ lùn có nhiều nước, vị thanh mát, vì thế vào những ngày hè oi bức nếu dùng thực phẩm này để nấu chè củ lùn sẽ tạo nên món ăn giải nhiệt vô cùng hiệu quả.

+ Nguyên liệu: 500g củ lùn, 200g đường phèn, 2 ống vani và 100g bột báng.

+ Cách chế biến: bột báng đem ngâm trong 30 phút, củ lùn rửa sạch rồi luộc khoảng 30 phút cho chín thì vớt ra, bóc bỏ vỏ sau đó cắt thành khoanh vừa ăn. Phần bột báng đã ngâm đem rửa sạch rồi để ráo sau đó cho vào nồi nước nấu đến khi nở ra thì cho hết củ lùn vào cùng với đường phèn và khuấy đều. Tiếp tục nấu cho đến khi nước chè sôi bùng lên thì thêm vani, khuấy đều và tắt bếp.


6.Bà bầu ăn củ lùn được không? Lưu ý khi dùng củ lùn

Củ lùn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như: sấy khô, trộn salad, luộc,... Phần lá của củ lùn có thể dùng bọc thực phẩm để tạo thêm hương vị cho món ăn. Muốn giữ được giá trị dinh dưỡng tốt nhất của loại củ này thì tốt nhất nên hấp hoặc luộc.

Dù chế biến củ lùn theo cách nào thì bạn cũng hay lưu ý cách sơ chế là cắt hết phần rễ phụ mọc ở vỏ sau đó rửa nhiều lần cho sạch và để ráo nước sau đó hãy cho vào nồi luộc cùng chút muối và nước ngập củ trong khoảng 30 phút. Thành phẩm củ lùn đã được luộc chín khi lớp vỏ bên ngoài tự nứt, bong ra hoặc có thể tách một cách dễ dàng bằng đũa.

Với vị ngọt bùi tự nhiên và những công dụng hữu ích cho sức khỏe, củ lùn đang ngày càng được nhiều người ưa dùng, là món ăn gây “nghiện”. Mặc dù những lợi ích thiết thực mà loại củ này mang lại là không thể phủ nhận nhưng để kiểm soát nguy cơ rủi ro vì những tác dụng phụ không mong muốn, khi dùng củ lùn với một lượng lớn hay thường xuyên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Qua những chia sẻ chi tiết về giá trị dinh dưỡng, lợi ích cũng như những lưu ý khi ăn củ lùn thì bạn cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn củ lùn được không? Đối với thai phụ nên tham khảo ý kiến bán sĩ hoặc chuyên khoa dinh dưỡng trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kì nhé.

Bà bầu ăn củ lùn được không? Củ lùn có thể làm món ăn gì?Bà bầu ăn củ lùn được không? Củ lùn có thể làm món ăn gì?
4
2.2k
6 Bình luận

6 bình luận

Ngon thì ngon thiệt mà đừng ăn quá nhiều nhoé kẻo hại lại bản thân

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Củ này ăn ngon á, mình ăn thấy ngon thôi chứ k biết công dụng tốt vậy

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Các mẹ đừng bỏ qua món ăn ngon này nhé.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bầu ăn được mom ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Củ này bầu ăn được mà

1 năm trước
Thích
Trả lời

Củ này nấu chè ngon lắm đó

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo