3 thực phẩm mẹ bầu hạn chế ăn kẻo sinh con ra bị vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, theo thống kê có khoảng 85% trẻ sinh đủ tháng và đại đa số trẻ sinh non sẽ bị vàng da trong vòng một tuần sau khi sinh.


Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có mối quan hệ nhất định đến chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ, vì vậy, muốn con không bị vàng da, mẹ bầu phải học cách tránh ăn những thực phẩm dưới đây:


1. Thực phẩm đóng hộp, ngâm chua và hun khói


Để món ăn không bị ôi thiu, người ta thường cho một lượng lớn muối vào loại thực phẩm này, nếu mẹ bầu ăn loại thực phẩm đóng hộp, ngâm chua và hun khói, nước trong cơ thể sẽ bị hấp thụ với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình trao đổi chất của mẹ bầu và tăng gánh nặng cho thận, khi hàm lượng nitrit quá cao sau khi vào thai qua đường máu sẽ làm tổn hại đến sự phát triển hồng cầu và tế bào gan của thai nhi, gây vàng da.

2. Thức ăn nhanh và nhiều calo


Mẹ bầu thường xuyên thay đổi khẩu vị trong thời kỳ mang thai, một số mẹ bầu đặc biệt thích ăn đồ chiên rán nhiều calo, tuy nhiên nếu nạp quá nhiều calo sẽ khiến mẹ bầu tăng cân, nguy cơ hạ canxi máu, đa hồng cầu, vàng da càng dễ xảy ra đối với bé yêu.


3. Thực phẩm sống và lạnh


Để bổ sung DHA, một số mẹ bầu thường ăn sushi, bò beefsteak tái… những thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng, xâm nhập vào thai nhi qua đường máu của mẹ bầu và gan của thai nhi. Trong khi đó, gan là cơ quan chính có chức năng nhận biết và phá hủy các tế bào hồng cầu bất thường, nếu gan bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng tán huyết ở thai nhi, có thể dẫn đến vàng da.

Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh:


Vàng da sinh lý


Đề cập đến tình trạng vàng da tạm thời do đặc điểm của chuyển hóa bilirubin, xuất hiện trong 2 đến 3 ngày sau khi sinh, đỉnh điểm sau 4 đến 6 ngày, giảm dần sau 7 đến 10 ngày và kéo dài ở trẻ sinh non. Nhìn chung, 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non bị vàng da đại thể trong vòng 1 tuần sau sinh.


Vàng da bệnh lý


Vàng da bệnh lý dù là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trường hợp nặng cũng có thể khiến bé bị vàng da, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh của bé và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị vàng da bệnh lý chủ yếu là chiếu ánh sáng xanh, vì vậy cần đến bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viện điều trị, đo chỉ số bilirubin để nắm rõ hiệu quả điều trị.

7
53k
2 Bình luận

2 bình luận

Lúc bầu mình thèm thức ăn nhanh quá nên có ăn ít nhưng không thường xuyên , còn 2 nhóm còn lại mình Không ăn . Bé mình sinh ra khoẻ mạnh Không vàng da .

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình không biết có khiến bé bị vàng da không nhưng mấy thực phẩm này ăn sẽ không tốt đâu nè

1 năm trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo