Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?
Bệnh trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra và sưng phồng lên do áp lực kéo dài. Bệnh trĩ có thể phát triển ở bên trong trực tràng (trĩ nội ) hoặc ở dưới da vùng rìa hậu môn (trĩ ngoại). Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bệnh trĩ có thể gây khó chịu, đau rát hoặc chảy máu khi đi vệ sinh.
Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?”, hãy hiểu rõ về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Những nguyên nhân được cho là dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Thiếu chất xơ, uống không đủ nước hoặc tiêu thụ nhiều đồ cay, nóng, thức ăn giàu đạm…
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Áp lực lên vùng hậu môn khi đi vệ sinh quá mạnh hoặc thường xuyên có thể gây tổn thương tĩnh mạch.
- Thói quen ngồi lâu: Đặc biệt là dân văn phòng, ít vận động, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do áp lực từ thai nhi và thay đổi hormone.
- Thừa cân, béo phì: Tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng dưới cơ thể.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do tĩnh mạch yếu dần theo thời gian.
- Các nguyên nhân khác: Mang vác vật nặng thường xuyên, nhịn đi ngoài quá lâu, quan hệ tình dục đường hậu môn…
Giải đáp thắc mắc: Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?
Câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?” là KHÔNG bạn nhé! Nguyên do là bởi bệnh trĩ không phải là căn bệnh truyền nhiễm do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, hay ký sinh trùng... gây ra. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến vấn đề cá nhân như thể tạng, lối sống, chế độ ăn uống thiếu chất xơ - kém điều độ, táo bón/tiêu chảy kéo dài hoặc áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn… Do đó, bệnh trĩ không thể lây từ người này sang người khác dù là đường máu, quan hệ tình dục, tiếp xúc hàng ngày như bắt tay, ngồi chung ghế, ngủ chung giường…
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
- Thay đổi chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc
- Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm cay nóng, chất kích thích, rượu bia...
- Thay đổi lối sống:
- Đi vệ sinh đúng cách, không nhịn khi có nhu cầu đi ngoài
- Tránh ngồi lâu một chỗ.
- Không mang vác nặng.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để tăng sức bền cho cơ thể, giảm áp lực lên tĩnh mạch, hỗ trợ lưu thông máu, tăng nhu động ruột và giữ cân nặng ổn định.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!