Tại Việt Nam, vào lúc 22 giờ ngày 16/6/2021, 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca do chính phủ Nhật Bản tặng đã về đến sân bay Nội Bài. Sáng ngày 17/6, hơn 800.000 liều vắc xin trong số 1 triệu liều được tặng đã được chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần giúp thành phố vượt qua đại dịch. Mình có đọc được một số thông tin về loại vắc xin này nên chia sẻ với mọi người ạ.
1. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là gì?
Vắc xin AZD1222 của AstraZeneca là loại vắc xin phòng virus SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới AstraZeneca (Anh). Vắc xin giúp hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin này có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến 90%. Đây là một con số vượt kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi WHO công bố con số hiệu lực của vắc xin COVID-19 chỉ cần đạt trên 50% là đã có thể được sản xuất rộng rãi phục vụ nhu cầu phòng bệnh.
2. Vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca có an toàn không?
Kết quả nghiên cứu lâm sàng của vắc xin phòng COVID-19 từ AstraZeneca cũng đã chứng minh được tính an toàn của loại vắc xin này khi không ghi nhận bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Theo AstraZeneca, vắc xin COVID-19 của họ tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và gây ít phản ứng phụ ở người lớn tuổi.
Theo Bộ Y tế, vắc xin AZD1222 cũng là vắc xin COVID-19 đầu tiên được phê duyệt lưu hành tại Việt Nam. Đối tượng được tiêm những liều vắc xin đầu tiên là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch trong các cơ sở y tế (bác sĩ điều trị, nhân viên xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; người tham gia phòng chống dịch, người làm việc ở khu cách ly, truy vết, điều tra dịch tễ, tình nguyện viên, phóng viên…).
3. Việt Nam sẽ có thêm loại vắc xin COVID-19 nào?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin các công đoạn sản xuất vắc xin trong nước vẫn đang theo đúng tiến độ. Dự kiến đến năm 2022, Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin phòng COVID-19.
Cụ thể, ngày 24/2 Học viện Quân y bắt đầu sàng lọc từ 50-100 tình nguyện viên để tham gia vào giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax của Công ty NANOGEN Việt Nam, dự kiến tiến hành ở 2 địa điểm (Học viện Quân y Hà Nội và ở Bến Lức, Long An với sự tham gia của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) với kỳ vọng rút ngắn 50% thời gian từ 6 tháng xuống 3 tháng. Các tình nguyện viên vẫn chia làm 3 nhóm tiêm 3 liều (25-50 và 75mcg). Mũi tiêm thử nghiệm đầu tiên của Nano Covax trong giai đoạn 2 dự kiến diễn ra vào ngày 26/2 dự kiến tại Bến Lức, Long An.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang đàm phán trong việc mua các vắc xin của Pfizer và Nga để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe người dân.
Nguồn: WHO, VNVC