Các môn võ nên chơi để tăng cường sức khoẻ?
Thủy đậu có bị lây không?
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết về bệnh, nhất là các triệu chứng và phương pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó liệu bị thủy đậu có bị lây không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu do virus varicella zoster vi rút (VZV) gây nên. Bệnh này chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách thức lây nhiễm thông qua hành vi nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… của người bệnh. Theo đó, virus có trong nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người xung quanh khi hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, do đó trở thành chuỗi lây nhiễm.
Khi thời tiết có độ ẩm cao, đây chính là cơ hội cho các loại virus phát triển và phát tán nhanh nhất, trong đó có vi rút varicella zoster gây bệnh thủy đậu. Những đối tượng có nguy cơ mắc thuỷ đậu cao là trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch (điều trị ung thư, nhiễm HIV)…
2. Thời gian mắc bệnh kéo dài bao lâu?
Sau khi virus xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 20 ngày thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Đó chính là sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao khi bị thủy đậu, đi kèm đó là cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, sổ mũi…
Tiếp theo, trên da người bệnh xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet ở vùng đầu, mắt rồi dần dần lan ra toàn thân. Sau đó, những nốt ban này phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8 – 10 tiếng thì vỡ ra và bắt đầu đóng vảy. Nếu thấy trên người có nốt đậu nổi nhiều đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thủy đậu nặng. Thời gian kéo dài bệnh thủy đậu từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng gì nghiêm trọng thì các nốt đậu sẽ tự khô dần, bong vảy, thâm ở chỗ nốt mụn nổi, đa phần không để lại sẹo, nhưng nếu trong quá trình nổi mụn nước nếu bị nhiễm khuẩn rất dễ để lại sẹo.
3.Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao . Virút này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, nuốt phải dịch của các mụn nước ở tổn thương da trong thủy đậu cấp tính hoặc bệnh zona và có thể do hít phải dịch tiết từ đường hô hấp của người bị bệnh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác từ 1-2 ngày trước khi nổi ban đỏ cho đến khi mụn nước cuối cùng đóng vảy tiết, tức là khoảng 1 tuần kể từ ngày phát bệnh. Và phải từ 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với virút thì người bị lây nhiễm mới phát triển thành bệnh thủy đậu.
Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh thủy đậu ít lây nhiễm hơn bệnh sởi nhưng nhiều hơn so với quai bị và rubella.
4. Điều trị bệnh thủy đậu
– Hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu chỉ cần điều trị triệu chứng và dùng thuốc kháng virut bao gồm
+ Điều trị ngứa bằng các thuốc kháng histamin
+ Các thuốc kháng virut như acyclovir, valacyclovir phải dùng sớm 24 giờ trước khi xuất hiện thương tổn
+ Trường hợp bội nhiễm dùng các thuốc bôi chống nhiễm trùng như milian, xanh methylen, đỏ eosin, mỡ mupirocin
+ Cần cho trẻ ăn các thức ăn mềm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, không cần kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.
+ Gia đình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh nhân để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh. Theo dõi các biểu hiện nặng như: sốt cao, đau đầu, lờ đờ, kích động, thở nhanh, mệt mỏi, đau ngực,…
5. Phòng bệnh thủy đậu
Nhiều người cho rằng thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da, tuy nhiên bệnh cũng có thể để lại những biến chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.vì vậy giáo dục mọi người trong phòng bệnh thủy đậu là rất quan trọng.
– Khi có thủy đậu, cần cách ly bệnh nhân từ khi có triệu chứng ban đầu cho đến khi mụn nước cuối cùng đóng vảy tiết khô. Các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát đĩa cũng cần dùng riêng.
– Tiêm vaxin có khả năng ngăn ngừa mắc bệnh thủy đậu khoảng 80%.
Vắc xin thủy đậu được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh.
Cụ thể lịch tiêm phòng thủy đậu cho từng đối tượng như sau:
- Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng. riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo gồm:
- Mũi 1: lúc 12 tháng tuổi
- Mũi 2: lúc 4 – 6 tuổi.
- Với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1.5 tháng. Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Vắc xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng.Tại việt nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin về dấu hiệu nhận biết và thủy đậu có bị lây không? Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
4 bình luận
Mới nhất
Lây dữ lắm
úi bệnh này lây mạnh á, nên rất ngại khi ở lớp của con có bạn bị thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao .
Nhớ ngày xưa mình đi học, chỉ cần một đứa trong lớp bị thuỷ đậu là những đứa xung quanh cũng lần lượt bị. Sợ quá trời luôn!