🔥 Bài đăng hot nhất

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết có lây không? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người trong chúng ta. Vào cao điểm mùa mưa, số lượng người mắc sốt xuất huyết đang tăng không ngừng. Câu hỏi đặt ra, người chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết hoặc người tiếp xúc gần bệnh nhân có bị lây hay không?

Câu trả lời là: Có lây ! Vậy lây như thế nào?

1. Sốt xuất huyết lây bệnh gián tiếp qua vật chủ trung gian

Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính có khả năng bùng phát thành dịch. Khi mùa mưa đến cũng là thời điểm số ca bệnh sốt xuất huyết tăng lên nhanh chóng. Bởi lẽ, sốt xuất huyết không có khả năng lây trực tiếp, chỉ có khả năng truyền bệnh qua vật chủ trung gian là muỗi cái Aedes (muỗi vằn).

Điều gì sẽ xảy ra để hoàn thành 1 chu kỳ lây nhiễm?

  1. Để sinh sản và đẻ trứng, muỗi cần hút máu người để lấy dưỡng chất. Trong cộng đồng, nhiều người tuy khỏe mạnh nhưng mang virus mầm bệnh trong người. Vào mùa sinh sản, số lượng muỗi cái tăng đột biến, chúng tăng cường hút máu và vô tình hút máu của người chứa virus tiềm ẩn.
  2. Virus sốt xuất huyết được lưu truyền trong cơ thể muỗi cái (vật chủ trung gian). Muỗi tiếp tục quá trình hút máu người khác. Trong quá trình hút máu, virus Dengue được truyền lại từ cơ thể muỗi sang người mới.
  3. Virus xâm nhập hệ thống tuần hoàn của vật chủ mới. Sau khi xâm nhập, virus ủ bệnh trong 4-7 ngày, thậm chí 14 ngày để chiếm lĩnh tế bào vật chủ và nhân lên nhanh chóng.
  4. Chỉ khi số lượng virus đủ lớn, đủ tạo nên phản ứng báo động toàn cơ thể, cơ thể bệnh nhân bắt đầu cảm thấy: Đau người, mệt mỏi dữ dội, sốt cao liên tục.
  5. Muỗi tiếp tục đóng vai trò vật chủ trung gian hút máu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (khi nồng độ virus trong bệnh nhân đang rất cao) để tiếp tục chu trình lây nhiễm cho người mới.

Vậy quá trình lây nhiễm chỉ có thể xảy ra, nếu người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị muỗi đốt. Khu vực có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết, nguy cơ mắc sốt xuất huyết càng cao nếu bạn có nguy cơ bị muỗi đốt.

2. Sốt xuất huyết không lây bệnh trực tiếp qua hô hấp & giọt bắn

Những lo lắng lây bệnh sốt xuất huyết trực tiếp khi chăm sóc, tiếp xúc gần bệnh nhân là không hề có căn cứ. Tuy chúng ta có khả năng lây bệnh khi bị muỗi đốt. Nhưng virus sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp và giọt bắn. Chúng tồn tại trong tuần hoàn người mắc bệnh.

Chính vì vậy:

  • Ngồi gần hoặc nói chuyện cùng bệnh nhân sốt xuất huyết không có khả năng lây bệnh
  • Chạm vào da, hôn má người bệnh không có khả năng lây bệnh
  • Với phụ nữ cho con bú: Nếu mẹ mắc sốt xuất huyết con vẫn có thể bú mẹ bình thường.

3. Nếu bạn đang sống trong khu vực có dịch sốt xuất huyết, cần lưu ý gì?

  • Loại bỏ các hồ chứa nước, các thau chứa nước thừa không sử dụng
  • Nên mặc quần áo dài tay khi bạn đang sống trong khu vực bùng phát dịch
  • Bôi thuốc tránh côn trùng đốt
  • Phun thuốc muỗi cho gia đình
  • Mắc màn khi đi ngủ
  • Ăn uống đủ dưỡng chất

Sốt xuất huyết có lây không?Tóm lại, Sốt xuất huyết có thể lây từ người mắc bệnh sang người khác qua muỗi. Để phòng tránh sốt xuất huyết, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi và kiểm soát muỗi, đồng thời, tìm kiếm thông tin chi tiết và hướng dẫn từ các nguồn y tế đáng tin cậy để có kiến thức chính xác về sốt xuất huyết và cách phòng tránh nó.❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1

1 bình luận

Cảm ơn thông tin bài viết bạn chia sẻ

4 giờ trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!