🔥 Bài đăng hot nhất

Sốt xuất huyết ăn cơm được không?

Cơm là món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt giúp bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải đối tượng nào trong giai đoạn bị ốm cũng thích hợp để an cơm. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết ăn cơm được không? Câu trả lời của thắc mắc trên sẽ được gợi ý cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!

Sốt xuất huyết ăn cơm được không?

Sốt xuất huyết là bệnh có các biểu hiện phức tạp đi kèm với biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Vậy nên ngoài việc tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ thì người bệnh cần thực hiện chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khoa học.

Vậy bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có nên ăn cơm để hồi phục thể trạng không? Theo đó, bệnh nhân sốt xuất huyết KHÔNG NÊN ăn cơm đồng thời hạn chế món ăn cứng đòi hỏi phải cử động cơ hàm nhiều.

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh có xu hướng đắng miệng chán ăn, lười nhai nuốt thức ăn. Cơm có đặc tính cứng và ăn kèm với rau củ, thịt cá... nên đòi hỏi hoạt động nhiều từ cơ hàm. Do đó nếu không nhai kỹ sẽ khiến hệ tiêu hóa vận hành vất vả, khả năng thu nạp các chất kém.

Mặt khác, bệnh nhân sốt xuất huyết đang có thể trạng yếu, dạ dày hoạt động chưa linh hoạt. Việc nạp quá nhiều đồ ăn dễ tạo ra chứng đầy bụng, khó tiêu và nghiêm trọng thì bị xuất huyết dạ dày. Điều này đồng nghĩa với thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài lâu hơn so với đối tượng khác.

Do đó người bệnh không nên ăn cơm khi đang có biểu hiện sốt cao. Bạn nên dành cho người bệnh sốt xuất huyết các món ăn chế biến ở dạng thể chất mềm, lỏng. Nguyên liệu nấu ăn được lựa chọn tỉ mỉ, chế biến món ăn hợp vệ sinh để cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể hồi phục.

Sốt xuất huyết mấy ngày được ăn cơm?

Mặc dù cơm chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với cơ thể để khôi phục thể trạng. Tuy nhiên người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn cơm ở giai đoạn này để tránh bệnh gia tăng mức độ nghiêm trọng.

Thời điểm mà người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn được cơm phụ thuộc vào trạng thái bệnh và sức khỏe của bản thân họ. Thông thường, khi mới mắc sốt xuất huyết thì người bệnh không nên ăn cơm để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa, mà thay vào đó nên ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hóa, ở dạng lỏng mềm.

Sau khi bạn đã vượt qua giai đoạn triệu chứng bệnh phát triển rầm rộ, bạn có thể ăn cơm với liều lượng ít và sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, bạn cần hỏi tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn cơm trở lại, để tránh việc ăn cơm ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe.

Món ăn từ gạo thay thế cơm tốt cho người sốt xuất huyết

Trước vấn đề sốt xuất huyết ăn cơm được không có đáp án cụ thể thì người bệnh có thể tìm đến các món ăn thay thế. Dưới đây là một số món ăn từ hạt gạo được chế biến khoa học giúp người sốt xuất huyết nhanh hồi phục.

1. Cháo bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm giúp nâng cao miễn dịch, bồi bổ sức khỏe và làm thuyên giảm các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết. Trong loại thực phẩm này có chứa protein, các loại vitamin (K, C, E), khoáng chất (sắt, kali, đồng, mangan) hữu ích đối với người bệnh.

Ngoài ra, bí đỏ còn dễ tiêu, không làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của người đang điều trị sốt xuất huyết. Vậy nên bí đỏ dùng để nấu cháo là món ăn được nhiều người bệnh lựa chọn.

Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các loại thực phẩm để giúp món ăn trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn như: Đậu xanh, yến mạch, tôm, thịt bò, thịt heo băm nhỏ, hạt sen, trứng gà, lạc, pho mai… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn cách làm món cháo bí đỏ thịt băm đơn giản nhất như sau:

Chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Gạo: 80 gam.
  • Thịt băm: 50 gam.
  • Bí đỏ: 60 gam.

Các nguyên liệu chính để nấu cháo bí đỏ thịt băm

Cách nấu cháo bí đỏ

  • Gọt sạch vỏ bí đỏ, chia bí thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
  • Gạo ngâm trước 2 - 3 tiếng để nhanh chín rồi vo sạch sẽ.
  • Thịt băm ướp cùng với hành băm, gia vị 10 phút rồi cho lên bếp xào thơm cùng với dầu ăn.
  • Tiếp đó đổ một chút nước vào thịt băm, đun cho chín tới rồi đổ thêm bí đỏ vào nấu sôi.
  • Bắc 1 nồi nước khác lên bếp cho gạo vào nấu chín nhuyễn, tiếp đó cho hỗn hợp thịt bằm - bí đỏ vào nồi cháo đun 5 - 7 phút.
  • Trước khi tắt bếp thì điều chỉnh gia vị nồi cháo để vừa miệng người bệnh.

2. Cháo thịt nạc

Thịt nạc là nguyên liệu sở hữu lượng lớn protein để cơ thể hồi phục sức khỏe khi mắc sốt xuất huyết. Vậy nên món cháo thịt nạc vừa dễ ăn mà còn đủ chất để hạ sốt, tăng cường sức đề kháng và phòng thiếu máu cho người bệnh sốt xuất huyết.

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Gạo tẻ 80 gam, thịt nạc heo 70 gam, cà rốt 1 củ nhỏ, gia vị, hành tươi.
  • Cà rốt rửa sạch sau đó cạo bỏ vỏ, thái thành từng miếng vuông nhỏ.
  • Rửa sạch thịt nạc, băm nhuyễn, tẩm ướp thịt với gia vị trong 20 phút.
  • Vo sạch gạo, ngâm gạo trong 30 phút để gạo mềm và dễ trương nở.
  • Sau đó cho gạo vào nồi, đổ nước ngập bề mặt gạo và đun cho đến khi gạo trong nồi nhừ.
  • Cho cà rốt vào nấu khoảng 3 - 5 phút rồi thêm hành lá vào đun tiếp trong 1 phút.
  • Cuối cùng tắt bếp và múc cháo ra bát để sử dụng.

3. Cháo gà hạt sen

Hạt sen là vị thuốc trong Đông y với khả năng dưỡng tâm an thần, nâng cao giấc ngủ và giúp người bệnh nhanh khỏe. Ngoài ra, thịt gà là loại thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Sự kết hợp giữa hạt sen và thịt gà không những thuyên giảm biểu hiện bệnh mà còn nâng cao thể trạng, ngăn ngừa biến chứng bệnh sốt xuất huyết. Bạn có thể nấu cháo gà hạt sen kết hợp với các nguyên liệu khác để giúp món ăn lạ miệng, ăn ngon miệng và không còn lo chán ngấy.

Cách nấu cháo gà hạt sen như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Gạo tẻ 80 gam, thịt gà (có thể chọn phần lườn gà, hoặc đùi gà) 100gr, cà rốt ½ củ, đậu xanh 30 gam.
  • Rửa sạch thịt gà bằng muối hạt để khử mùi, sát khuẩn gà sạch sẽ. Tiếp đó, tách bỏ da và xương gà, giữ phần thịt và thái nhỏ. Luộc chín thịt gà.
  • Cà rốt bào sạch vỏ, vệ sinh cẩn thận rồi cắt miếng có kích thước nhỏ.
  • Rửa sạch hạt sen, ngâm trong nước trong vài chục phút.
  • Cho gạo vào nồi cùng với lượng nước hợp lý để hạt gạo nhanh mềm nhuyễn.
  • Khi gạo chín nhuyễn cho thêm cà rốt và hạt sen vào nồi cháo đun sôi trong 7 - 10 phút.
  • Trước khi tắt bếp thì điều chỉnh gia vị phù hợp và cho thêm hành lá vào để nồi cháo dậy mùi thơm.

Dinh dưỡng khoa học là biện pháp tốt để người bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng cân bằng thể trạng. Hy vọng thông tin ở bài viết giúp người bệnh có góc nhìn đa chiều về việc: Sốt xuất huyết ăn cơm được không và một số món ăn ngon bổ dưỡng có thể thay thế cơm trong thực đơn của người bệnh


5
6.6k
5 Bình luận

5 bình luận

Ăn các món dễ tiêu hóa nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Ăn đồ thanh đạm dễ tiêu hóa sẽ tốt hơn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Thông tin hữu ích quá, cảm ơn b nha

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Giờ mình mới biet luôn, cảm ơn thông tin hữu ích ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Ăn cháo sẽ dễ ăn,, dễ tiêu hoá hơn

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!