🔥 Bài đăng hot nhất

Sau khi bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng dại?

1. Sơ cứu sau khi bị chó dại cắn

Trước khi tìm hiểu bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng, người bệnh cần biết cách sơ cứu tại chỗ ngay sau khi bị chó cắn. Cách sơ cứu vết thương do chó dại cắn như sau:

- Làm sạch và sát trùng tại vùng bị tổn thương

Vùng da bị tổn thương do chó dại cắn cần được rửa dưới vòi nước chảy, dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa trong khoảng 10 - 15 phút. Việc làm này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm bớt lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể.

Khi rửa cần thao tác thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không được chà xát mạnh. Tiếp sau đó hãy dùng cồn 70 độ hoặc dung dịch povidone iodine 10% để sát trùng cho vết thương.

- Cầm máu

Sau khi bị chó dại cắn nếu không chảy máu nhiều thì không cần cầm máu, chỉ nên cầm máu khi đã bị chó dại cắn 10 - 15 phút mà máu vẫn chảy. Cách cầm máu là: đặt lên trên vùng da bị tổn thương một miếng gạc y tế sau đó băng lại.

Trường hợp vết thương chảy nhiều máu, phun thành tia máu thì hãy lấy dây thun quấn quanh vết thương.

2. Thời điểm nên tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn

Vậy cụ thể sau khi bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng dại là tốt nhất? Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, việc tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm vaccine phòng dại trong vòng 6 giờ được xem là tiêm phòng sớm còn tiêm sau 6 giờ được gọi là tiêm phòng muộn. Đây cũng chính là khoảng thời gian tối thiểu để tiêm phòng dại.

Phác đồ tiêm vaccine phòng dại cho từng bệnh nhân, tiêm dạng huyết thanh kháng dại hay tiêm dạng vaccine phòng dại sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể dựa trên mức độ tổn thương, vị trí của vết thương và tình trạng sức khỏe của người cần tiêm phòng.

Ngoài ra, ngoài thời điểm bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng, liều lượng chích ngừa cũng sẽ có sự khác nhau tùy theo lịch sử chích ngừa trước đó:

- Với trường hợp bị chó dại cắn nhưng trước đó chưa từng tiêm vaccine phòng dại: cần tiêm vaccine phòng bệnh ngay sau khi phơi nhiễm để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh. Cần tiêm 4 mũi tiêm ở cơ vai, mũi đầu tiêm sau khi bị chó dại cắn, các mũi tiếp theo lần lượt tiêm sau mũi thứ nhất 3, 7 và 14 ngày. Ngoài ra cũng nên tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch bệnh dại.

Với trường hợp bị chó dại cắn nhưng trước đó đã tiêm vaccine phòng dại thì cần tiêm 2 mũi ở cơ vai. Mũi thứ nhất tiêm ngay sau khi bị chó dại cắn, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 3 ngày. Riêng với trường hợp này thì không cần phải tiêm globulin miễn dịch bệnh dại.

Riêng đối với các trường hợp phụ nữ đang cho con bú và đang mang thai nếu bị chó dại cắn thì cần hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng vì chỉ bác sĩ mới là người quyết định được lịch tiêm phù hợp.

Nói tóm lại, không có khoảng thời gian cụ thể cho vấn đề bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng mà cần thực hiện biện pháp phòng ngừa này ngay sau khi bị chó dại cắn là tốt nhất. Việc tiêm phòng diễn ra càng muộn thì càng không bảo vệ được cho cơ thể, nhất là khi virus dại đã xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương.

1
250
1 Bình luận

1 bình luận

Cần tiêm ngay theo đúng phác đồ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!