Có phải khi con chó có biểu hiện dại như gầm gừ chảy dãi thì nó căn mình mới truyền virut dại đúng không hay lúc nó chưa có triệu chứng gì mà nó có
... Xem thêmNhững điều cần biết về viêm da tiếp xúc dị
Những điều cần biết về viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng viêm da thường gặp. Vậy đâu là nguyên nhân và dùng thuốc như thế nào?
1.Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng của viêm da tiếp xúc. Đây là tình trạng da bị tổn thương khi xảy ra phản ứng nhạy cảm đối với các dị nguyên. Dị nguyên là bất kì một yếu tố nào đó có thể khiến 1 người bị dị ứng ví dụ như: nước hoa, kim loại, phấn, chất khử mùi,...Với người bình thường, các dị nguyên gần như vô hại.
Viêm da tiếp xúc dị ứng thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm (thường được kích hoạt bằng cách tiếp xúc liên tục hoặc tiếp xúc lại với các kháng nguyên). Các phản ứng của bệnh thường bắt đầu trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng đó.
2. Căn nguyên của viêm da tiếp xúc dị ứng
Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh:
- Tiếp xúc với độc tố có trong nhựa ở một số loại cây như: cây sơn, cây sồi, cây thường xuân,… hoặc nọc độc của côn trùng.
- Các loại chất màu, dung dịch dầu như sơn móng tay, mỹ phẩm, nước hoa,... chứa thành phần khiến da bị dị ứng khi tiếp xúc, các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng có khả năng cao gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Các loại trang sức chứa niken cũng dễ gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay, cổ, chân, tai,...
- Các loại băng dính, chất dẻo, cao su.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc bôi chứa kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.
- Cơ thể thiếu hụt filaggrin – một loại protein giúp liên kết các tế bào ở bề mặt da cũng khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu và bị bệnh.
3.Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiếp xúc kích ứng, người bệnh cần nhận biết rõ những biểu hiện của bệnh để có thể lựa chọn phương pháp điều trị chính xác. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của viêm da tiếp xúc dị ứng:
- Ngứa ngáy dữ dội, không quá đau đớn.
- Da xuất hiện những dát đỏ có ranh giới rõ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn. Thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc dị nguyên.
- Xuất hiện nhiều mụn nước trên da kèm theo sưng tấy và các bọng nước
- Các vùng da tổn thương có thể lan rộng ra những vùng khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
- Khi bệnh tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng
Quan trọng nhất là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh (dị nguyên tiếp xúc)
Trong giai đoạn hiện nay, tùy vào cơ địa da cũng như mức độ bệnh lý mà mỗi người bệnh sẽ lựa chọn cho mình các phương pháp phù hợp. Bạn có thể tham khảo cho mình một số cách xử lý viêm da tiếp xúc dị ứng phù hợp dưới đây.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sau khi thăm khám với bác sĩ, người bệnh sẽ được kê đơn các phác đồ phù hợp tùy vào mức độ bệnh. Phương pháp dùng thuốc Tây y được khá nhiều người tin dùng bởi sự kết quả cũng như độ tiện dụng. Các loại thuốc được dùng nhiều trong Tây y bao gồm:
- Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dị ứng chứa Corticoid: Có tác dụng xoa dịu tình trạng viêm ngứa, nóng rát ở vùng da bị bệnh. Người bệnh cần lưu ý chỉ dùng thuốc bôi hạn chế viêm da dị ứng tiếp xúc trong thời gian ngắn theo chỉ định, lạm dụng có thể khiến da nổi mụn hoặc bị mỏng, nhạy cảm…
- Kem dưỡng ẩm để giúp hàng rào bảo vệ da phục hồi và khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh nặng.
- Thuốc uống chứa Corticoid: Đây là cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt và cơ thể khi các triệu chứng bệnh lý đã nặng với nhiều tiến triển phức tạp. Loại thuốc này giúp kiểm soát nhanh bệnh lý nhưng có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ khi được chỉ định dùng thuốc uống.
- Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có tác dụng ức chế chất histamin và kiểm soát nhanh những cơn ngứa ngáy, khó chịu trên da.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc này với trường hợp bị nhiễm trùng
Những phác đồ Tây y kể trên thường được khuyên dùng cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn. Với trường hợp bé bị viêm da tiếp xúc dị ứng, bố mẹ cần cho bé thăm khám với bác sĩ rồi dùng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ theo liều của người lớn để tránh những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
4.Cách xử lý viêm da tiếp xúc dị ứng bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Theo đó, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc và dùng chúng đúng cách để kiểm soát bệnh một cách an toàn.
- Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm.
- Cây sài đất: Với câu hỏi viêm da tiếp xúc dị ứng tắm lá gì thì tắm nước lá cây sài đất sẽ là một gợi ý hay cho bạn. lấy 1 nắm cây sài đất đun sôi với nước rồi pha cùng nước sạch. Tắm khi nước ấm sẽ làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu của bạn khá tốt.
- Lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Các mẹo dân gian tuy an toàn nhưng lại khó có thể đem lại kết quả trong các trường hợp người bệnh bị viêm da tiếp xúc dị ứng mức độ trung bình hoặc nặng. Theo đó, người bệnh nên kết hợp thuốc Tây y theo chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Nếu thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác nhất.
5 bình luận
Mới nhất
em cũng bị viêm da cơ địa mấy năm nay hưu
xưa hình bị rối loạn hệ miễn dịch cũng dễ nổi mẩn da lắm
ai có cơ địa nhạy cảm là hiểu
bị cái này hong được chủ quan, phải đến bệnh viện theo dõi là tốt nhất á
mấy người da nhạy cảm cũng hay gặp viêm da tiếp xúc dị ứng lắm luôn á