Cho cháu hỏi, chó liếm lên quần áo mà sau đó mình ko biết mà mặc vào luôn liệu có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại ko ạ
Nam giới dễ mắc ung thư phổi đứng thứ 2 trong số người mắc bệnh
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, mỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tại bệnh viện này, nhưng đáng tiếc, hơn 70% trong số đó phát hiện ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn xa, không còn khả năng điều trị triệt căn.
1. Thực trạng đáng lo ngại
- Năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 23.000 ca mắc ung thư phổi mới, và con số này tăng lên hơn 26.000 vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm vẫn còn thấp, do đó, việc nâng cao nhận thức và khám sàng lọc là rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của bệnh.
- Ung thư phổi đứng thứ 2 ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới về số người mắc. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến những người hút thuốc lá, nhưng cũng có thể tác động đến những người tiếp xúc với khói thuốc một cách gián tiếp
2. Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi
- Khói thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu, chiếm tới 80% các trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại có thể làm biến đổi tế bào phổi, dẫn đến ung thư. Không chỉ người hút trực tiếp, người hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Như phóng xạ Radon, Amiăng, thạch tín, niken, crom…
- Ô nhiễm không khí: Khói bụi và môi trường sống không lành mạnh.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc ung thư phổi hoặc ung thư khác trước 60 tuổi.
3. Triệu chứng cần chú ý
Ung thư phổi giai đoạn sớm thường khó phát hiện. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng với các dấu hiệu sau:
- Ho không dứt, ngày càng nghiêm trọng.
- Đau ngực kéo dài.
- Ho ra máu.
- Khó thở, khàn giọng, viêm phổi tái phát.
- Mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do.
- Phù mặt và cổ.
4. Vì sao nhiều người phát hiện muộn?
- Thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ còn thấp.
- Triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường.
5. Tầm quan trọng của sàng lọc và phát hiện sớm
- Phát hiện sớm ung thư phổi giúp điều trị hiệu quả hơn.
- Các bác sĩ khuyến nghị người từ 50 đến 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc hoặc gia đình có người mắc ung thư, nên sàng lọc định kỳ mỗi năm một lần.
- Ngừng sàng lọc khi đã ngừng hút thuốc trên 15 năm hoặc sức khỏe hạn chế tuổi thọ.
6. Lời khuyên dành cho cộng đồng
- Hãy bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.
- Quan tâm đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể và đến ngay bệnh viện nếu có nghi ngờ.
Cùng nhau nâng cao nhận thức và hành động vì một cộng đồng khỏe mạnh hơn!
---------------------------------------
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
2 bình luận
Mới nhất
không nên hút thuốc lá vì sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi
có phải do hút thuốc nhiều không